Châu Á là động lực tăng trưởng chính của thế giới
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết cam kết mở cửa của Trung Quốc sẽ là động lực chính đằng sau triển vọng kinh tế sáng sủa trên khắp châu Á, mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro như giá dầu thế giới tăng cao và nhu cầu chất bán dẫn bị kìm hãm.
Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á 2023 của ADB dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng 5% trong năm nay và 4,5% vào năm 2024. Ngân hàng này cũng nhận định GDP của châu Á sẽ tăng 4,8% trong năm nay và năm tới, đồng thời cho biết tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn ổn định.
Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park cho rằng triển vọng kinh tế tốt hơn mong đợi ở châu Á được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của hai đầu tàu lớn trong khu vực - Trung Quốc và Ấn Độ. “Những dự báo tích cực của chúng tôi về tăng trưởng ở châu Á chủ yếu dựa trên sự mở cửa của Trung Quốc. Trước đây, chúng tôi dự báo Trung Quốc tăng trưởng ở mức 4,3% trong năm nay. Giờ đây, chúng tôi dự báo nước này sẽ tăng trưởng ở mức 5%, và thậm chí có khả năng mạnh mẽ hơn thế. Ấn Độ cũng là một quốc gia tăng trưởng ổn định. Nước này đã ổn định thị trường tiêu dùng và đầu tư trong năm qua, và điều đó vẫn tiếp tục trong năm nay. Hai quốc gia này rõ ràng chiếm phần lớn nhất trong GDP của khu vực, và sự tăng trưởng của họ là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của toàn châu Á”, ông Albert Park nói.
Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo về nhiều thách thức có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng, bao gồm diễn biến phức tạp của cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự gián đoạn nguồn cung năng lượng. Đầu tháng này, tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thô hơn 1 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 5/2023 đến hết năm 2023, khiến giá dầu tăng tăng đột biến.
Các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được kỳ vọng sẽ nằm trong số những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới trong năm nay. Theo ông Albert Park, các nước đang phát triển ở Châu Á tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, và đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng toàn cầu so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không tính Trung Quốc, Đông Nam Á có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với phần còn lại của châu Á. So với các thị trường mới nổi khác, lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ dường như ít tác động tiêu cực hơn tới tăng trưởng ở ASEAN.
Tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế phát triển sẽ kéo giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia ASEAN có thể đẩy mạnh phục hồi kinh tế qua lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch.
Thêm vào đó, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực tại quốc gia thứ 13 là Indonesia vào đầu năm nay, và dự kiến tiếp tục được thực thi tại các nước thành viên cuối cùng trong thời gian tới, được đánh giá là sẽ từng bước tăng cường các lợi ích kinh tế, tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần phục hồi tăng trưởng trong khu vực.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.
Hội đồng thành phố Los Angeles (Mỹ) đã thông qua một sắc lệnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, trong đó cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện các biện pháp thi hành luật nhập cư của chính quyền liên bang.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này và Nga đã ký nghị định thư về mở rộng hợp tác kinh tế, trong bối cảnh Moscow và Bình Nhưỡng đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.
Phát biểu tại Hội nghị COP29 đang diễn ra tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - ông Haitham Al-Ghais đã nêu bật vai trò quan trọng của dầu mỏ và khí đốt tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán về sự nóng lên toàn cầu nên tập trung vào vấn đề cắt giảm khí thải, chứ không phải việc lựa chọn nguồn năng lượng.
0