Châu Âu có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam

Theo Đại sứ quán các nước châu Âu tại Việt Nam, châu Âu đang có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động lành nghề Việt Nam với chính sách lương bổng ổn định cùng nhiều thuận lợi về chính sách lao động.

Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 53 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Nhiều nước tại châu Âu đang thiếu hụt lao động do già hóa dân số, có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao. 6 quốc gia đang cần nhiều lao động từ Việt Nam là Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Rumania, Hungary và Ba Lan với nhu cầu khoảng 50.000 lao động mỗi năm. Thậm chí với nước Đức, nhu cầu tuyển dụng lao động là không dừng lại ở con số này.

Ông Fabian Hartjes, Bí thư thứ hai phụ trách về Kinh tế và Ngoại giao Khí hậu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho biết: “Nước Đức một năm thiếu khoảng 400.000 lao động ở hầu hết các ngành nghề, trong đó có nhiều ngành nghề Việt Nam có thế mạnh như điều dưỡng, nấu ăn, IT. Chúng tôi có nhiều thuận lợi về chính sách lao động. Tất cả người Việt Nam, người nào có đủ khả năng, đủ điều kiện thì nước Đức chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận, 50 ngàn hay 100 ngàn người, miễn sao các bạn đủ điều kiện”.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước cho rằng: “Hiện nay số lượng người Việt Nam đi làm việc tại châu Âu khá khiêm tốn so với số lượng đi xuất khẩu lao động hàng năm, chỉ chiếm khoảng chưa được 10% mặc dù nhu cầu của họ rất lớn. Việt Nam có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu của các nước châu Âu. Để thúc đẩy việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại châu Âu, Chính phủ cần ký thoả thuận hợp tác lao động, tạo ra khung pháp lý, đồng thời trao đổi với các cơ quan ở phía bạn để tháo gỡ những khó khăn như những vấn đề về visa, vấn đề về chi phí lao động”.

Các Đại sứ Việt Nam tại châu Âu cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy việc ký thỏa thuận về lao động giữa các cơ quan chức năng hai nước để tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác. Hiện mới có Đức và Romania đã có thỏa thuận trong khi các quốc gia khác hoặc chưa có hoặc hợp tác dừng lại ở mức hợp đồng nhỏ lẻ giữa các doanh nghiệp hai nước.

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế các nước châu Âu và mở ra cơ hội học tập, làm việc cho các bạn trẻ Việt Nam. Song việc tư vấn hướng nghiệp và trang bị kỹ về kỹ năng, ngôn ngữ, văn hoá là vô cùng cần thiết để giúp việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại châu Âu mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho mỗi nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Tây Hồ là địa bàn đông dân cư và có nhiều địa điểm vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến tham quan trải nghiệm, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện.