Châu Âu đang trở thành trung tâm buôn bán cocaine
Một số cơ quan của Liên minh châu Âu cảnh báo châu Âu, một trong những thị trường đầu tiên tiêu thụ cocaine, đang trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu loại ma túy này sang các khu vực khác trên thế giới.
Cocaine là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu sau cần sa, với vài triệu người sử dụng. Theo báo cáo của Europol và EMCDDA, cơ quan chống ma túy của EU, ước tính đạt doanh thu từ ma túy khoảng 10,5 tỷ euro vào năm 2020.
Thị trường ma túy châu Âu được hỗ trợ bởi sự gia tăng sản xuất ở Nam Mỹ và sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm châu Âu và quốc tế. Năm thứ tư liên tiếp, số lượng cocaine kỷ lục bị bắt giữ ở châu Âu vào năm 2020 (214,6 tấn), tăng 6% so với năm 2019.
Sự phong phú cocaine ở châu Âu cũng được giải thích là do sự phát triển của các cơ sở sản xuất ở chính châu Âu. Bỉ là điểm chính của thị trường này ở châu Âu, theo dữ liệu do các cơ quan EU tổng hợp: Đây là quốc gia thu giữ số lượng cocaine lớn nhất vào năm 2020, trên 70 tấn - chủ yếu tại cảng Antwerp, so với 49 tấn ở Hà Lan, 37 tấn ở Tây Ban Nha, 13,4 tấn ở Italia và 13,1 tấn ở Pháp.
Bỉ cùng với Hà Lan và Tây Ban Nha là một trong những quốc gia hàng đầu về chế biến bột coca. Dữ liệu gần đây cũng cho thấy một lượng lớn cocaine hydrochloride đã được sản xuất ở châu Âu từ các sản phẩm trung gian, chẳng hạn như coca paste và cocaine base.
Cocain được nhập khẩu vào châu Âu từ Nam Mỹ cũng đang ngày càng được tái xuất sang các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả Trung Đông và châu Á.
Báo cáo cũng cho biết thị trường methamphetamine ở châu Âu cũng tiếp tục phát triển nhưng còn xa so với cocaine. Các tổ chức tội phạm sản xuất methamphetamine ở châu Âu đang liên minh rộng khắp với các tổ chức tội phạm Mexico để cải thiện quy trình sản xuất.
Methamphetamine trong lịch sử được sản xuất chủ yếu ở Cộng hòa Séc và tiêu thụ ở Đông Âu. Tuy nhiên, dữ liệu mới cho thấy sự gia tăng nhu cầu ở Tây Âu, đặc biệt là ở Bỉ, quốc gia đã trở thành nhà sản xuất lớn.
Báo cáo cũng cảnh báo về sự gia tăng bạo lực và tham nhũng ngày càng lan rộng trong EU. Ở Pháp, cũng như ở Bỉ và Hà Lan, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ma túy ngày càng gay gắt, dẫn đến gia tăng các cuộc đụng độ bạo lực, dẫn đến sự gia tăng các vụ giết người, bắt cóc và đe dọa.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.
Hàng không dân dụng là ngành chiến lược quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau thời gian khó khăn do đại dịch, ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trong năm 2024, với kỷ lục hơn 700 triệu chuyến bay chở khách tính đến ngày 15/12.
Tranh cãi đang nổi lên trong chính giới và giới pháp lý ở Hàn Quốc sau việc Quốc hội – bên luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, ngày 3/1 có động thái rút cáo buộc “nổi loạn” khỏi căn cứ luận tội ở Tòa án Hiến pháp.
Thẩm phán Tòa án tối cao bang New York, xử vụ Tổng thống đắc cử Donald Trump chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels, đã ấn định thời gian tuyên án vào ngày 10/1/2025. Như vậy, phiên tòa kết án ông Trump sẽ diễn ra chỉ 10 ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tòa án Phần Lan vừa bác bỏ yêu cầu phóng thích tàu chở dầu Eagle S - con tàu bị giới chức Phần Lan tịch thu hôm 26/12/2024 do nghi ngờ liên quan đến vụ đứt cáp ngầm EstLink 2 kết nối giữa Phần Lan và Estonia.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ có chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp từ ngày 4-9/1. Đây có thể là chuyến công du cuối cùng của ông Blinken trên cương vị thành viên nội các của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
0