Châu Âu giải quyết tình trạng quá tải khách du lịch
Venice (Italy) là một trong những điểm du lịch hàng đầu thế giới, với 3,2 triệu du khách đã nghỉ qua đêm vào năm 2022. Hiện nay, nơi đây đang cố gắng để thu hẹp số người cư trú xuống còn 50.000 người. Từ ngày 25/4, Venice bắt đầu tính phí vào cửa cho những du khách ghé thăm trong ngày với mức giá 5 euro (hơn 130 nghìn đồng). Vào năm 2021, Italy đã cấm các tàu du lịch cỡ lớn đến đầm Venice vì lo ngại về tác động môi trường mà các tàu du lịch gây ra đối với thành phố. Venice cũng đã áp dụng thuế đối với du khách cư trú qua đêm.
Trong tháng 4/2024, thủ đô Amsterdam của Hà Lan cũng ban hành lệnh cấm các khách sạn mới và sẽ giảm một nửa số lượng tàu du lịch đường sông trong thành phố trong vòng 5 năm.
Thành phố Dubrovnik, Croatia, nơi có tường bao quanh từ thời Trung cổ là một trong những thành phố đông đúc nhất châu Âu. Được mệnh danh là "viên ngọc quý của vùng Adriatic", Dubrovnik đã chứng kiến lượng du khách tăng vọt kể từ năm 2011, khi các cảnh trong loạt phim truyền hình đình đám "Trò chơi vương quyền" được quay trên thành lũy ở nơi đây. Năm 2023, khi chính quyền địa phương giới hạn số lượng tàu du lịch đến hai chuyến mỗi ngày, mỗi chuyến không quá 4.000 hành khách, dẫn đến thị trấn 41.000 dân này đón 1,2 triệu khách du lịch, thấp hơn mức kỷ lục 1,4 triệu được thiết lập vào năm 2019. Họ cũng ra mắt một ứng dụng để dự đoán khi nào khu phố cổ sẽ đông đúc nhất.
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, Barcelona là thủ phủ của vùng Catalonia (Tây Ban Nha). Thành phố này cũng đã hạn chế các nhóm du lịch vào khu chợ La Boqueria lịch sử, đặc biệt là trong thời gian mua sắm cao điểm. Những đoàn du lịch có tổ chức phải giới hạn tối đa 20 người và hướng dẫn viên không được phép sử dụng loa phóng thanh. Theo hội đồng thành phố, vào năm 2023, số lượng khách du lịch đăng ký tại khách sạn, nhà ở và ký túc xá đã giảm 6,9% so với số liệu năm 2019.
Barcelona là một trong nhiều thành phố ở châu Âu thu thuế du lịch hàng đêm, mức thuế này đã được tăng trong tháng này từ 0,50 euro (hơn 13 nghìn đồng) lên 3,25 euro (hơn 88 nghìn đồng). Paris, thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2024, yêu cầu khách nộp 14,95 euro (hơn 400 nghìn đồng) mỗi đêm.
Berlin, Brussels, Lisbon, Praha và Vienna cũng nằm trong số các thành phố châu Âu đặt ra mức thuế du lịch riêng, khoản thuế này thường được cộng vào hóa đơn khi khách trả phòng, nhưng không có thành phố nào cao như ở Amsterdam, nơi yêu cầu 7% chi phí chỗ ở của du khách cộng với mức giá cố định 3 euro (hơn 80 nghìn đồng) mỗi người mỗi đêm.
Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.
Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
0