Châu Âu sẵn sàng dừng việc trung chuyển khí đốt từ Nga
Trả lời họp báo sau hội nghị Bộ trưởng năng lượng EU ngày 15/10, bà Simson giải thích các nước Trung Âu và Đông Nam Âu đã đa dạng hóa các nguồn cung thay thế. Phát biểu của quan chức châu Âu được đưa ra trong bối cảnh Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay, 2024.
Kể từ năm 2022, EU đã cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga qua Ukraine. Măc dù vậy, bà Simson cũng thừa nhận lượng nhập khẩu khí đốt Nga vào EU từ đầu năm 2023 đến nay vẫn tăng đáng kể, bất chấp gói trừng phạt thứ 14 của khối nhắm vào Nga hồi tháng 6 vừa qua. Số liệu cho thấy, năm ngoái, khoảng 14 tỷ m3 khí đốt của Nga đã được trung chuyển vào châu Âu qua Ukraine. Nga cũng đã cắt giảm phần lớn lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống tới châu Âu vào năm 2022. Tuy nhiên, các quốc gia như Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu của Nga.
Tuy nhiên, Uỷ viên năng lượng châu Âu cũng cho biết các cảng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), cả cảng mới và đang vận hành, đều có đủ năng lực lưu trữ và phân phối cho các thành viên EU. Ngoài ra, các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU đã được lấp đầy 95%, qua đó giúp bình ổn giá năng lượng cho các nước thành viên trong mùa đông sắp tới với nhu cầu sưởi ấm cao. Cũng trong buổi họp báo, bà đã lên tiếng cảnh báo những hậu quả đối với một số quốc gia EU vẫn đang nhập khẩu khí đốt Nga với số lượng lớn.
Trước đó, chính phủ Ukraine đã nhiều lần tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận nói trên. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga, ông Alexander Novak cho biết nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho Trung và Tây Âu, tuy nhiên nguồn cung sau năm 2024 phụ thuộc vào Ukraine và EU.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Chính quyền New York đang lên kế hoạch khôi phục khoản phí chống tắc nghẽn giao thông ở Manhattan bắt đầu từ tháng 1 năm 2025.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.
0