Cháy chung cư mini - hiểm họa chưa bao giờ cũ
Những năm gần đây, loại hình chung cư mini xuất hiện nhiều ở Hà Nội. Với diện tích nhỏ, mật độ cư dân đông, các chung cư này thường nằm sâu trong ngõ ngách ở các quận nội đô hoặc huyện ven đô với quy mô từ 5 - 10 tầng và do tư nhân, doanh nghiệp tự đầu tư.
Hầu hết các chủ đầu tư đều đưa ra lý do ban đầu là xin phép xây dựng dạng nhà để ở, sau đó chuyển công năng, mục đích sử dụng cho thuê hoặc bán căn hộ. Mỗi lần xảy ra cháy, dư luận lại đặt câu hỏi: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả này? Vì sao những nguy hại về cháy nổ tại các chung cư mini đã được cảnh báo từ lâu nhưng chưa được tháo gỡ, giải quyết?
Hầu hết nguyên nhân các vụ cháy đều do sự bất cẩn hay ý thức chủ quan của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Một số nguyên nhân khách quan khác do chập điện, chập cháy các thiết bị xe đạp điện, pin sạc, đồ điện tử. Có nhiều người khi được hỏi về kĩ năng thoát nạn và cách sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình cứu hỏa đều rất mơ hồ.
Bà Trần Thị Tuyết Lan, hiện đang thuê trọ ở ngõ Thịnh Hào 1, quận Đống Đa, cho biết bà luôn nhắc nhở những người sống chung khu trọ nâng cao ý thức, đồng thời bà tự trang bị thêm những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Nhiều người đã có ý thức yêu cầu chủ căn hộ chung cư mini nâng cao biện pháp phòng cháy chữa cháy, trang bị thêm những vật dụng cần thiết để tự bảo vệ bản thân khi chẳng may xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên, nếu chỉ ở một phía từ người dân thì chưa đủ. Bà Phạm Thị Hoa, ở phường Mai Dịch quận Cầu Giấy, kể rằng tại chung cư nơi bà đang sinh sống đã 10 năm, các thiết bị phòng cháy chữa cháy đều xuống cấp, tuy nhiên vẫn chưa được thay thế mới.
Nhiều căn chung cư có đường dây điện chằng chịt chắp nối tạm bằng băng dính và đan lẫn lộn vào nhau, nhưng ông Nguyễn Duy Thái, chủ chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, lại cho rằng việc cháy nổ là do gas chứ không do điện.
Lý giải tại sao nhiều chung cư không đủ an toàn về phòng cháy chữa cháy vẫn ngang nhiên tồn tại, luật sư Phạm Thanh Bình, thuộc Công ty Luật Bảo Ngọc, cho biết nhiều chủ sở hữu đã xây dựng các công trình chung cư mini mà không quan tâm tới hạ tầng giao thông, an ninh trật tự, an toàn cháy nổ. Bằng mọi cách, họ xây dựng vượt tầng, vượt phép, tăng mật độ xây dựng để tối ưu lợi nhuận. Họ lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật, qua mặt sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Tại điều C, khoản 2 Điều 9 Nghị định 06 năm 2021 quy định là nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ bảy tầng trở lên hoặc có từ hai tầng hầm trở lên thì hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn trước khi xin cấp giấy phép xây dựng.
"Như vậy, nhà ở dưới bảy tầng không có tầng hầm hoặc chỉ có một tầng hầm sẽ không cần phải qua bước thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng, đây chính là một cái kẽ hở trong quy định của pháp luật đối với các loại hình nhà ở riêng lẻ và lợi dụng cái này, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn hình thức xây nhà ở là chung cư mini để bán hoặc là để cho thuê", luật sư Phạm Thanh Bình cho biết.
Ông Tào Ngọc Tùng - Chuyên gia PCCC và cứu nạn cứu hộ (Trung tâm huấn luyện Phòng cháy Chữa cháy Hà Nội - Phòng cháy Chữa cháy Vinasafe) cho biết sau các vụ cháy lớn, đặc biệt là cháy ở các nhà cao tầng, chung cư mini, người dân mới quan tâm nhiều hơn đến phòng cháy chữa cháy. Trước đó, tại các khu dân cư vẫn thường xuyên có các cuộc tập huấn về PCCC nhưng người dân chưa mặn mà tham gia. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thương vong ở các vụ cháy chung cư mini.
PGS.TS Đại tá Đào Hữu Dân, Giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy kiến nghị cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu các hộ kinh doanh chung cư mini phải chấp hành một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ và thiệt hại do cháy gây ra.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công vụ ở một số quận, huyện còn để xảy ra công trình vi phạm. Công an thành phố cũng đề cập đến vai trò của lực lượng tham gia PCCC và cứu nạn cứu hộ ở cơ sở và việc giáo dục, hình thành kỹ năng PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho thanh thiếu niên từ trong nhà trường. Đối với loại hình nhà trọ thì việc nâng cao ý thức PCCC cho các chủ trọ và người thuê trọ là yếu tố hàng đầu góp phần phòng ngừa nguy cơ mất an toàn cháy nổ./.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0