Chảy đi sông Tô
Sông Tô Lịch hiện đang không chảy. Dòng chảy duy nhất của nó là các cống thải. Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Bùn ở đây rất chắc. Mực nước cao khoảng 4 đốt tre, thế nhưng lượng bùn bám đã chiếm gần 3 đốt tre. Điều đó có nghĩa, bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước. Trên 13,8km sông Tô Lịch có tới 456 điểm xả thải.
Con sông này lại hiện còn không có nguồn cấp nước. Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m. Các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá. Đây cũng là một trong những lý do khiến sông Tô Lịch không chảy. Tuy nhiên, việc khơi thông dòng chảy cho con sông này không phải không khả thi.
PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết: "Để sông Tô Lịch và các sông nội đô khác hồi sinh là hoàn toàn khả thi nếu Hà Nội quyết tâm mạnh mẽ".
Để thực hiện điều đó, Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đề án làm sạch sông Tô Lịch và các con sông khác trong nội thành đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên thành phố chờ phê duyệt.
Quy hoạch Thủ đô vừa được HĐND thành phố thông qua và có sự đồng bộ với quy hoạch ngành thủy lợi. Theo đó, hai đập tràn là Xuân Quan và Long Tửu đang được nghiên cứu đề xuất xây trên sông Hồng và sông Đuống. Mục tiêu là nâng mực nước của sông Hồng. Từ đó, cấp nước trở lại cho các sông nội đô, trong đó có Tô Lịch
Đặc biệt, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang được gấp rút hoàn thiện để vận hành thử trong quý hai này, đồng thời chính thức đi vào hoạt động trong năm nay. Dự án có bốn gói thầu:
- Gói 1: Nhà máy nước thải Yên Xá: diện tích 13,8 ha; có chức năng xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm.
- Các gói thầu số 2, 3 và 4: Hệ thống cống tách và thu gom toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt để đưa về xử lý.
Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới hơn 16 nghìn tỷ đồng. Dự án chỉ còn chờ giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường để vận hành thử.
Tô Lịch không phải con sông đầu tiên được cải tạo sau thời gian ô nhiễm kéo dài. Nhiêu Lộc – Thị Nghè, con kênh chứa rác thải năm nào, nay đã xanh trở lại, sau 10 năm nỗ lực cải tạo và đương nhiên cũng bao gồm một nguồn lực đầu tư rất lớn.
Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.
0