CHDC Congo tiếp nhận lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên

Theo WHO, lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên được gửi tới Cộng hòa Dân chủ Congo là một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh.

Năm 2023, một đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ mới đã xuất hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Đến cuối tháng 8/2024, đã có khoảng 27.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 1.100 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em.

Hiện căn bệnh này đã lan sang nhiều nước, trong đó nghiêm trọng nhất là Burundi, nước láng giềng của Cộng hòa Dân chủ Congo. Vì vậy việc cung cấp vaccine cho các cộng đồng đang cần là vô cùng quan trọng.

Lô vắc xin đậu mùa khỉ đầu tiên tới tâm dịch

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sau khi lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên gồm 200.000 liều tới Kingshasa vào thứ 5 (5/9), Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ bắt đầu phân phối vào cuối tuần.

Sự xuất hiện của các liều vaccine này sẽ giúp giải quyết sự bất bình đẳng lớn khiến các nước châu Phi không được tiếp cận với hai mũi tiêm sử dụng trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu vào năm 2022, trong khi chúng lại được phổ biến rộng rãi ở châu Âu và Mỹ.

Lô vaccine MPOX đến Cộng hòa Dân chủ Congo trong ngày 5/9.
Lô vaccine MPOX đến Cộng hòa Dân chủ Congo trong ngày 5/9. Ảnh: Africa CDC.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho hay: “Rõ ràng rằng phản ứng phối hợp quốc tế là điều cần thiết để ngăn chặn những đợt bùng phát này và cứu sống người bệnh. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm là mức báo động cao nhất theo luật y tế quốc tế”.

Giám đốc điều hành Chương trình quốc gia của Gavi, Thabani Maphos cho biết, Washington và Brussels cũng đã cam kết cung cấp hàng chục nghìn liều vaccine do Công ty Bavarian Nordic của Đan Mạch sản xuất và cho biết chúng có thể sớm được giao.

Quyền Giám đốc phòng chống dịch bệnh và đại dịch của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết cơ quan này đã chứng kiến “sự gia tăng nhanh chóng các ca bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ Congo”.

Hơn 20.000 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có dịch tễ học khác nhau, các phương thức lây truyền khác nhau, các đợt bùng phát khác nhau đang xảy ra ở các vùng khác nhau của đất nước. Biến thể B1 của đậu mùa khỉ dễ lây lan và có nguy cơ gây tử vong cao hơn đã tăng vọt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này, đặc biệt đáng lo ngại tại nước láng giềng Brurundi.

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 19/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN.

UNICEF hôm 31/8 cũng thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để đảm bảo việc cung cấp vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các quốc gia bị khủng hoảng. Nỗ lực chung của UNICEF cùng với GAVI, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi và WHO sẽ tạo điều kiện cho việc quyên góp vaccine từ các kho dự trữ sẵn có ở các quốc gia có thu nhập cao, từ đó giúp giảm lây nhiễm đậu mùa khỉ.

WHO đang xem xét thông tin do các nhà sản xuất vaccine gửi vào ngày 23/8 và dự kiến sẽ hoàn tất việc xét duyệt để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào giữa tháng 9. Các thỏa thuận lên tới 12 triệu liều cho đến năm 2025.

Hiện, một số quốc gia đã cam kết gửi vaccine đến các nước châu Phi, nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh đậu mùa khỉ, riêng Tây Ban Nha cam kết cung cấp 500.000 liều; Pháp và Đức cam kêt 100.000 liều.

Chiến dịch tiêm phòng đậu mùa khỉ trở nên cấp thiết hơn sau khi có những nghiên cứu về sự biến đổi nhanh chóng của virus đậu mùa khỉ.

Một bệnh nhân bị bệnh đậu mùa khỉ ngồi trên băng ghế tại Bệnh viện Kavumu, cách Bukavu ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo 30 km về phía Bắc. Ảnh: AFP.

Bác sĩ Dimie Ogoina, người lần đầu tiên đưa ra cảnh báo về khả năng lây truyền đậu mùa khỉ qua đường tình dục vào năm 2017, cho biết, chủng virus 2b ở Nigeria phải mất 5 năm hoặc lâu hơn mới tiến hóa đủ để lây lan một cách bền vững giữa người với người, gây ra đợt bùng phát toàn cầu vào năm 2022. Nhưng chủng 1b lại có thể làm nên điều tương tự trong vòng chưa đầy một năm.

Virus đậu mùa khỉ đang phát triển nhanh chóng. Thực tế là nhánh 2b đã tiến hóa trong khoảng thời gian 5 năm thành một chủng mới, và bây giờ chúng ta đang có nhánh I đang chuyển đổi nhanh chóng sang một chủng mới.

Bác sĩ Dimie Ogoina - Chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ.

Trước khi bùng phát vào năm 2022 tại 70 quốc gia, bệnh đậu mùa khỉ đã âm thầm lây lan trong nhiều năm mà ít được quan tâm. Bên cạnh đó, nếu như đợt bùng phát năm 2022 chủ yếu tập trung ở nam giới đồng tính và song tính, thì đợt bùng phát hiện nay ở châu Phi không chỉ qua đường quan hệ tình dục mà còn qua tiếp xúc gần giữa trẻ em, phụ nữ mang thai và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

Không chỉ ảnh hưởng ở châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ giờ đây đã trở thành mối quan ngại của toàn thế giới trong bối cảnh WHO lần thứ hai tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu và sự biến đổi của virus gây bệnh đậu mùa khỉ vẫn là còn một ẩn số.

Bệnh nhân đậu mùa khỉ thiếu thuốc và lương thực

Căn bệnh bùng phát ở các nước châu Phi với sự xuất hiện của biến thể 1b vốn gây quan ngại toàn cầu vì có khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ gây tử vong cao hơn.

Tỷ lệ tử vong rất khác nhau và phụ thuộc nhiều vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho những bệnh nhân nặng nhất. Tuy nhiên, tại Cộng hòa Dân chủ Congo, tâm dịch của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, nhiều bệnh viện lại phải vật lộn với tình trạng thiếu thuốc men và thiếu giường bệnh do quá tải bệnh nhân, còn người bệnh thì mòn mỏi trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền.

Bệnh nhi mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Bệnh viện ở Nyiragongo, Cộng hoà Dân chủ Congo ngày 15/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN.

Trong 3 tháng qua, tại Bệnh viện Kavumu có 900 bệnh nhân có triệu chứng đậu mùa khỉ đã nhập viện. Các nhân viên y tế ở đây đang phải vật lộn với tình trạng thiếu thuốc trầm trọng và thiếu không gian để đáp ứng số lượng bệnh nhân đang tiếp tục đổ về.

Chị Lukangira sống ở Kavumu, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, có con bị mắc đậu mùa khỉ. Hai mẹ chị hiện ở khu cách ly của Bệnh viện Kavumu trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ thuốc men, đồ ăn, điều kiện vệ sinh cơ bản cho người bệnh.

Chị Nzigire Lukangira cố gắng xoa dịu cơn sốt đã đeo bám đứa con mới biết đi của mình trong nhiều ngày. Người mẹ 32 tuổi ngồi trên tấm nệm mỏng trong khu cách ly tạm bợ, xung quanh là hàng chục bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuần trước, khu cách ly của mẹ con chị đón nhận tới 135 bệnh nhân. Cả trẻ em và người lớn sống chen chúc trong ba chiếc lều bằng nhựa lớn, được dựng trên nền đất ẩm ướt không có thảm trải sàn. Các bệnh nhân nằm trên những chiếc đệm cũ kỹ.

Chị Sifa Mwakasisi, một bệnh nhân khác cũng đã tới đây khi phát hiện những dấu hiệu lạ trên da. Nhiều ngày trải qua ở khu cách ly, chị có cùng nỗi lo giống như chị Lukangira.

Chúng tôi gặp rất nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là hết thuốc, vì lượng thuốc đối tác cung cấp cho chúng tôi thường hết mà không thể gia hạn. Chúng tôi phải chờ đợi. Thách thức thứ hai là bệnh nhân quá đông khiến chúng tôi bị quá tải.

Ông Musole Mulamba Muva - Giám đốc Bệnh viện Kavum.

Virus đậu mùa khỉ gây ra các triệu chứng giống cúm với các nốt mụn. Người bệnh thường bị sốt và đau nhức người. Thông thường bệnh ở dạng nhẹ nhưng nó có thể gây tử vong. Nhưng với tình trạng quá tải này việc đảm bảo sức khỏe cho người bệnh là một bài toán khó khăn đối với bệnh viện. Trong khi chờ được phân phát thuốc và vaccine, ông Muva đã kêu gọi các tổ chức từ thiện và người dân dành sự trợ  giúp cho các bệnh nhân.

Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo, Felix Tshisekedi, cũng đã cho phép giải ngân 10 triệu USD đầu tiên để chống lại đợt bùng phát.

Singapore triển khai biện pháp phòng ngừa đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ đã vượt ra ngoài biên giới châu Phi với những ca bệnh được phát hiện ở nhiều quốc gia như Đan Mạch, Pakistan.

Là quốc gia phát triển về du lịch, ngày 4/9 vừa qua, Singapore đã tuyên bố thực hiện các các biện pháp phát hiện, truy vết, cách ly và tiêm chủng để phòng ngừa sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ. Bộ Y tế Singapore đã khuyến nghị các y bác sĩ và cơ sở y tế cần nêu cao cảnh giác trong việc phát hiện và báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân nhiễm biến thể 1 sẽ được cách ly trong 21 ngày tại cơ sở do chính phủ chỉ định khi chờ kết quả xét nghiệm. Tất cả bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục được cách ly tại các cơ sở y tế cho đến khi không còn khả năng lây bệnh.

Chính phủ Singapore sẽ cung cấp vaccine JYNNEOS cho các nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất. Tuy nhiên, việc tiêm chủng đại trà vẫn chưa được khuyến nghị vào thời điểm hiện tại. Bộ Y tế nước này cũng lưu ý bệnh đậu mùa khỉ lây lan chủ yếu qua tiếp xúc vật lý gần nên chưa khuyến khích đeo khẩu trang để ngăn ngừa bệnh.

Singapore đã tuyên bố thực hiện các biện pháp phát hiện, truy vết, cách ly và tiêm chủng để phòng ngừa sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh:Xinhua.

Singapore hiện đang triển khai việc kiểm tra thân nhiệt và sàng lọc trực quan tại các sân bay và cảng biển với khách nhập cảnh và thành viên phi hành đoàn đến từ các khu vực ghi nhận có ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Truyền thông nước này cho biết, tính từ đầu năm đến nay, nước này đã ghi nhận 14 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên tất cả các ca này đều nhiễm biến thể 2 của virus gây bệnh, vốn được đánh giá ít nghiêm trọng hơn biến thể 1 và 1b. Nhiều nước trên thế giới cũng đang thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ.

Các chuyên gia của WHO cho rằng, các nước đã có những bài học kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19, do đó, trước tốc độ lây lan cũng sự xuất hiện của các biến thể mới của virus đậu mùa khỉ, các nước phải cùng nhau hành động nhanh chóng thì thế giới mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào ngày 2/11, nhiều người dân London đã có phản ứng trái chiều trước việc bà Kemi Badenoch trở thành lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ, đánh dấu lần đầu tiên một phụ nữ da màu nắm giữ vị trí này trong lịch sử chính trị Anh.

Những người ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng hòa và cựu Tổng thống Donald Trump lên đường tham gia một cuộc diễu hành bằng ô tô ở Arizona. Trong khi đó, hàng nghìn phụ nữ Mỹ đã diễu hành ở Thủ đô và trên khắp nước Mỹ để ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trước cuộc bầu cử tổng thống và để nhắc nhở những cử tri chưa quyết định về lợi ích của cuộc bầu cử.

Quân đội Israel cho biết họ đã chặn năm máy bay không người lái từ Liban sau khi có còi báo động vang lên ở phía Bắc và phía Đông Israel.

Các chủ doanh nghiệp và người dân ở thị trấn Paiporta của Tây Ban Nha vẫn đang nỗ lực dọn sạch bùn và nước trong các tòa nhà, vài ngày sau khi lũ quét tàn phá khu vực và khiến 213 người thiệt mạng.

Bà Kemi Badenoch vừa được bầu làm lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ Anh với hơn 56% số phiếu ủng hộ. Với chiến thắng này, bà Badenoch trở thành nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của một đảng lớn tại Anh và là nữ lãnh đạo thứ tư của đảng Bảo thủ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Ukraine đang phá hoại việc trao đổi tù binh với Nga nhằm đạt được lợi ích chính trị.