Chế tạo 'cây lỏng' hấp thụ CO2 ở đô thị
Các chuyên gia của Công ty Dầu khí nhà nước YPF và Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật quốc gia Argentina đã hợp tác với Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và đa dạng sinh học (INBIOTEC) để phát triển lò phản ứng quang sinh học có tên Y-ALGAE, hiệu quả gấp 10 đến 50 lần so với một cây to.
Các nhà khoa học đã lắp đặt hệ thống này tại 2 địa điểm là trạm dịch vụ YPF ở thủ đô Argentina và một nhà máy công nghiệp ở ngoại ô Buenos Aires. Thành phần hoạt động của thiết bị là vi tảo có nguồn gốc ở phía Đông Nam Buenos Aires.
Chị Maria Elena Oneto, phụ trách môi trường của Y-TEC, cho biết: “Vi tảo là những vi sinh vật xuất hiện trên Trái đất khoảng 3 tỷ năm trước. Chúng là những sinh vật quang hợp oxy đầu tiên đã phát triển bầu khí quyển như chúng ta biết ngày nay. Thậm chí ngày nay, chúng đóng góp tới 50% lượng oxy mà chúng ta hít thở”.
Các sinh vật cực nhỏ hấp thụ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để chuyển đổi CO2 thành oxy và sinh khối, một loại vật liệu từ thực vật dùng để tạo ra điện năng hoặc tạo ra nhiệt. Chúng có thể được tái sử dụng làm phân bón, nhiên liệu sinh học và kết cấu bê tông. Chị Sara Medina, người điều phối dự án, cho biết mỗi thiết bị có thể thu được khoảng nửa tấn CO2 mỗi năm.
Chị Sara Medina, điều phối viên dự án của Y-TEC, cho biết: “Các lò phản ứng của chúng tôi trong dự án Y-ALGAE được xây dựng để lắp đặt trong môi trường đô thị, ở những nơi được lát đá hoàn toàn, bị thay đổi bởi hoạt động của con người, nơi không thể trồng cây chứ đừng nói đến trồng cây với quy mô lớn. Vì vậy các lò phản ứng quang sinh giống được chúng tôi gọi là cây lỏng”.
Công nghệ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới như một chiến lược giảm biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển ở Nam Mỹ vẫn còn non trẻ. Y-ALGAE là dự án đầu tiên ở Argentina.
"Đó là một dự án mang tính biểu tượng. Chúng tôi đã tạo ra một lò phản ứng cực kỳ hấp dẫn và bắt mắt để truyền đạt tới cộng đồng về những tiến bộ của Argentina trong công nghệ sinh học tảo và nâng cao nhận thức về các công nghệ môi trường mới nổi", chị Sara Medina cho biết.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
0