Chênh lệch 20 triệu đồng/lượng, có thao túng giá vàng để trục lợi?
Theo đại biểu Vận, vừa qua giá vàng trong nước biến động rất mạnh, thị trường vàng có nhiều dấu hiệu thiếu ổn định. Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 20 triệu đồng.
“Chênh lệch cao như vậy thì ai là người hưởng lợi? Cơ chế quản lý của chúng ta như thế nào? Tôi biết vàng được nhà nước đang độc quyền, cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, có hay không việc doanh nghiệp thao túng đẩy giá vàng, trong bối cảnh người dân vì dịch bệnh muốn tích trữ”, đại biểu Vận nói.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, cần phải đặt vấn đề có sự liên kết đẩy giá vàng và đề nghị Chính phủ có giải pháp kiểm soát để ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay, theo những con số ước tính số vàng trong dân có thể lên tới 500 tấn, theo đại biểu Vận, nếu chỉ để tích trữ, không đưa vào sản xuất rất lãng phí.
“Chúng ta nên có cơ chế huy động, để họ yên tâm bỏ vàng ra, đưa tiền vào kinh doanh sản xuất. Còn biến động như này thì không ai dám bỏ vàng ra cả”, đại biểu Vận đề nghị.
Diễn biến giá vàng trong nước lúc 9 giờ, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 69 triệu đồng/lượng, bán ra 69,9 triệu đồng/lượng bán ra, Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng ổn định khi được giao dịch quanh 54,4 triệu đồng/lượng mua vào, 55,3 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng thế giới hôm nay, 25-5, tiếp tục đi lên khi lãi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm, đồng USD giảm giá trên diện rộng, thị trường chứng khoán quốc tế suy yếu.
Các nhà đầu tư vàng đã quay lại thị trường khi chứng khoán bị bán tháo. Chỉ số Nasdaq giảm 2,4%, xuống 11.264,45 điểm; S&P 500 giảm 0,8%, còn 3.941,48 điểm; chỉ số Dow Jones tăng 48,4 điểm, tương đương 0,2% (sau khi giảm mạnh, có lúc lên 1,6%), lên 31.928,62 điểm.
Về chính sách quản lý giá vàng, hiện nay, theo các quy định của luật cũng như Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước vẫn độc quyền vàng miếng SJC. Đây cũng là lý do khiến nguồn cung trên thị trường khan hiếm, đẩy giá vàng lên cao hơn so với thế giới.
Việc độc quyền, theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước là để chống lại tình trạng “vàng hóa”, “đô la hóa”. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đang chuẩn bị trình Chỉnh phủ sửa đổi một số nghị định để quản lý thị trường vàng, khơi thông nguồn lực kim loại quý này.
Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.
Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.
Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.
0