Chỉ 20% môi giới BĐS có chứng chỉ hành nghề
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương xuất hiện "sốt" đất mà một phần nguyên nhân là do môi giới tác động. Vì vậy muốn thị trường phát triển an toàn, lành mạnh,và người dân yên tâm khi lựa chọn giao dịch qua môi giới, qua sàn, thì cần quản lý chặt chẽ những cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Trong Luật kinh doanh BĐS 2023 đã quy định, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Xây dựng cấp và không được hành nghề độc lập. Quy định này sẽ sàng lọc những cá nhân môi giới không có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, qua đó góp phần làm thị trường minh bạch hơn.
Theo kế hoạch năm 2025, Thanh tra thành phố sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, ngành. Đặc biệt trong đó sẽ thanh tra việc cấp "sổ đỏ" và quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư. Thời gian thanh tra dự kiến bắt đầu vào quý II/2025.
Sở hữu gần 100 mét vuông đất nằm ở khu vực trung tâm phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thế nhưng hơn hai chục năm nay, gia đình ông Lai Đức Phú vẫn phải sống trong căn nhà chật chội, xuống cấp trầm trọng chỉ vì đất nhà ông vướng vào dự án treo.
Để giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí trong các dự án đầu tư, xây dựng, cần có chế tài xử lý về hành vi gây lãng phí. Nhưng trước tiên phải làm rõ nguyên nhân của lãng phí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân có liên quan.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.
Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận.
0