Chi phí dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Về quy mô đầu tư của dự án, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Về công nghệ, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khác, động lực tập trung cho tàu hàng; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia phát triển đang khai thác đường sắt tốc độ cao. Về phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng gần 11.000 ha, số dân tái định cư khoảng hơn 120.000 người.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 1.700.000 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính, phải điều chỉnh hợp đồng dự án.
Báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang dự báo cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của dự án và khả năng ngân sách Nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao.
Theo quy định, từ ngày 1/1/2025, những trường hợp sau đây thẻ BHYT sẽ không còn giá trị sử dụng, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa thông qua Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa Việt Nam; phối hợp Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội thảo “Huy động tài chính cho giải pháp ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: từ lý thuyết đến thực thi”.
Hà Nội quy định xe vận chuyển rác, thu gom rác chỉ được phép hoạt động từ 19h30 đến 6h sáng hôm sau. Song thời gian gần đây lại tái diễn tình trạng xe thu gom rác không đúng thời gian quy định, thậm chí đi vào giờ cao điểm.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 Ngày hội quốc phòng toàn dân, Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ 2, năm 2024.
Chiều 12/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hoà Dominica, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nghị định số 151 của Chính phủ quy định rõ 4 loại phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
0