Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp 'trở tay không kịp'

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi doanh nghiệp chịu lỗ để kịp giao hàng đúng hạn, vẫn không đặt được container rỗng để chở hàng.

Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco, cho hay: “Hiện tại, bây giờ rất khó để lấy chỗ trên tàu, thậm chí một số tuyến cũng đã "full" tàu đến tận ngày 15/7. Mà đương nhiên lịch tàu tháng 6 đã hết. Rất khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán hàng theo loại hình ship thì hiện tại giá ship đội lên rất cao khiến các doanh nghiệp phải bù lỗ vào cước biển".

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, trong đó giá dịch vụ từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá cước vận tải tăng mạnh những ngày gần đây là do áp lực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ áp dụng thuế quan mạnh hơn với hàng hóa Trung Quốc từ đầu tháng 8, khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc đặt container và tàu biển lúc này, kéo giá cước lên cao.

Do đó, để tránh thiệt hại, doanh nghiệp phải luôn có kịch bản chuẩn bị từ sớm. Ngoài ra, Việt Nam cần thiết phải có đội tàu vận tải biển tương xứng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): “Đối với Việt Nam,  là một quốc gia có hàng hóa xuất khẩu lớn, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ thì đây là điều mà chúng ta luôn luôn phải tính đến, cũng như có phương án dự phòng thích hợp. Trong đó, có cả việc chúng ta phải chủ động lên phướng án đàm phán với các đối tác trong khu vực để giãn thời gian giao nhận hàng, mặt khác doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho yếu tố chậm trễ trong giao nhận cũng cần thiết”.

Các chuyên gia nhấn mạnh, chi phí đầu tư cho đội tàu vận tải biển quốc tế rất lớn, nên muốn phát triển ngành dịch vụ này, phải làm từng bước và phải có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đội tàu biển quốc tế.

Trước mắt, cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tàu biển quốc nội để chở hàng rời, hàng lỏng, vì vận chuyển container phức tạp hơn rất nhiều, cần phải có chu trình khép kín và hệ thống khách hàng khắp nơi trên thế giới để tàu không phải chạy rỗng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài Vietjet top 50 còn có nhiều doanh nghiệp lớn khác như Petrolimex, Hòa Phát, PV Gas, Vinamilk, FPT…

Sau phiên sáng giảm hơn 4 điểm, VN-Index cho thấy rõ nỗ lực hồi phục trong phiên chiều, nhưng do khối ngoại tiếp tục bán ròng số lượng lớn nên chỉ số chưa thể chuyển sang sắc xanh.

Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện thủ tục bổ sung 8 cụm công nghiệp vào Quy hoạch cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

Theo điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, từ 15h hôm nay 27/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng đợt thứ ba liên tiếp. Xăng E5RON92 tăng 510 đồng/lít, giá bán là 22.010 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 550 đồng, giá bán lên mức 23.010 đồng/lít.

Thị trường toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, thách thức đối với đầu tư và xuất khẩu quốc tế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết thích ứng và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về chiến lược, đặc biệt là pháp lý tại các thị trường trọng điểm, sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp khi vươn ra thị trường quốc tế.

Chuyến lưu diễn Eras Tour vòng quanh thế giới của nữ ca sỹ Taylor Swift sẽ giúp nền kinh tế Anh tạo thêm gần 1 tỷ bảng Anh khi người hâm mộ mạnh tay chi tiền.