Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tăng hai bậc
Ngày 11/12, Tổ chức giáo dục quốc tế Education First (EF) công bố bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này được EF công bố đầu tiên vào năm 2011. Để có được chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2023, công ty EF đã phân tích kết quả của 2,2 triệu người trưởng thành đã tham gia bài kiểm tra tiếng Anh do EF tổ chức.
Kết quả chỉ số thông thạo tiếng Anh của các quốc gia được chia thành các mức độ khác nhau. Cụ thể mức độ thông thạo rất cao gồm 12 quốc gia (602 đến 647 điểm); cao gồm 18 quốc gia (553 điểm đến 598 điểm); trung bình gồm 33 quốc gia (502 điểm đến 544 điểm); thấp gồm 27 quốc gia (450 điểm đến 497 điểm); rất thấp gồm 22 quốc gia (385 điểm đến 445 điểm).
Trong bảng xếp hạng, chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam năm 2023 đạt 505/800 điểm, xếp thứ 58 trên tổng số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình. Khu vực thông thạo Anh ngữ hàng đầu tại Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng, trong đó thành phố Hà Nội có chỉ số cao hơn cả (538). Nhóm tuổi 26-30 sử dụng tiếng Anh tốt nhất cả nước. Chỉ số thạo tiếng Anh của nam giới Việt Nam là 513, cao hơn nữ giới (498). Mức độ thông thạo tiếng Anh của người Việt đã tăng 9 điểm, xếp thứ 7 trong khu vực châu Á, cao hơn điểm số của Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang xếp vị trí thứ tư, chỉ sau Singapore, Philippines và Malaysia. Hạng nhất trong bảng xếp hạng Chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2023 thuộc về Hà Lan với 647 điểm. Tiếp theo là Singapore, Áo, Đan Mạch, Na Uy.
Theo đánh giá của EF, trình độ tiếng Anh trung bình ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á giảm nhẹ, do trình độ tiếng Anh giảm dần ở Ấn Độ và chững lại ở Thái Lan. Ở Trung Á, trình độ tiếng Anh thấp và ổn định với khoảng cách giới tính cao hơn mức trung bình và xu hướng chênh lệch nam giới hơn nữ giới đều có hầu hết ở các quốc gia này.
Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 và điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, sáng nay 1/11, tại trường Tiểu học Bà Triệu, phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
0