FAB-3000, ‘vua của các loại bom’ trên chiến trường Ukraine
Kênh Telegram của Nga dẫn các nguồn tin địa phương cho biết cuộc tấn công nhằm vào khu vực triển khai của một trong các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn mục đích đặc biệt số 13 của lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine.
Đoạn phim được quay từ trên không cho thấy một vụ nổ mạnh cách một tòa nhà bê tông lớn hàng chục mét, khiến tòa nhà bị hư hại nặng nề đồng thời phá hủy các công trình tiện ích nhỏ hơn gần đó.
Chỉ một ngày sau, một chiếc SU-34 khác lại thả một quả FAB-3000 vào vị trí được cho là nơi đồn trú của quân đội Ukraine. Trong cả hai vụ tấn công, sức nổ cực mạnh do loại vũ khí này gây ra đã để lại những tổn thất nghiêm trọng cho đối phương.
Với uy lực và mức độ sát thương lớn, bom FAB-3000 của Nga được giới chuyên gia quân sự đánh giá sẽ là cơn ác mộng mới của Ukraine trên chiến trường.
Các blogger quân sự Nga cho rằng đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với bom lượn nặng 3.000kg, hay còn gọi là FAB-3000, một loại bom được được cải tiến từ hai phiên bản FAB-500 và FAB-1500 từ thời Liên Xô, có thể chứa tới gần một tấn rưỡi thuốc nổ.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, FAB-3000 là loại bom hàng có sức công phá cao, do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1950, được thiết kế để phá hủy các khu tập kết, công sự kiên cố, sở chỉ huy, kho tàng, sân bay, bến cảng và đô thị.
Đặc điểm của bom FAB-3000 là thân bom tương đối ngắn, cánh bom và vòng ổn định được lắp ở đuôi. Bom FAB-3000 dài khoảng 3,3m, đường kính thân 820mm, sải cánh khoảng 1m. Tổng khối lượng của quả bom khi có ngòi nổ lên tới 3.067kg. Trong đó, thân bom nặng 1.600kg, lượng thuốc nổ là 1.387kg.
Tùy thuộc vào thời gian sản xuất và loạt sản phẩm, thuốc nổ TNT hoặc hỗn hợp dựa trên TNT được sử dụng. Bom được lắp ba ngòi nổ ở đầu và đuôi, có thể phát nổ trực tiếp khi tiếp xúc với mục tiêu, hoặc cũng có thể đặt ở chế độ nổ chậm.
Theo tờ The Washington Post, bom lượn là những quả bom từ thời Liên Xô, được gắn cánh và hệ thống dẫn đường để bay quãng đường dài với độ chính xác nhất định, cho phép các máy bay chiến đấu Nga thả chúng cách xa tầm với của hệ thống phòng không của Ukraine. Những quả bom loại này thường được phóng từ máy bay - chẳng hạn như máy bay ném bom Su-34 hoặc máy bay ném bom Tu-22M3.
Bom có thể được thả với tốc độ tối đa của máy bay là 1.200km/h và ở độ cao 16.000 m. Sau khi thả, quả bom rơi tự do và có thể bay vài km, với bán kính hủy diệt tiềm năng 46 m và bán kính phân tán mảnh vỡ đạt tới 260 m.
Loại bom này có thể tấn công vào các chiến hào vững chãi hay cả các điểm chỉ huy và nhà kho được gia cố bằng bê tông dưới lòng đất. Chúng có thể xuyên thủng mục tiêu, làm nổ tung và phá hủy tất cả mọi thứ. Tất nhiên, chúng cũng có thể tấn công vào nhân lực và thiết bị quân sự của đối phương. Chúng thực sự rất mạnh và có sức phá hủy to lớn.
Ông Viktor Litovkin, sĩ quan kiêm nhà báo quân sự kỳ cựu của Nga.
Ngoài ra, theo các chuyên gia quân sự, mức độ hủy diệt cao của bom FAB-3000 nằm ở khả năng trang bị các mô đun UMPK (còn gọi là hệ thống dẫn đường và điều chỉnh phổ quát) biến nó thành “bom thông minh” hay bom lượn.
Mô đun UMPK bao gồm bộ cánh lượn có thể gấp gọn và bộ phận dẫn đường kết nối GPS để đảm bảo độ chính xác trong các cuộc tấn công. Theo đó, quả bom không rơi tự do mà có thể lượn từ khoảng cách xa, tấn công chính xác vào mục tiêu. Điều này giúp cho các máy bay Nga ném bom tương đối chính xác từ xa mà không cần đi vào khu vực không phận tranh chấp.
Chuyên gia quân sự, Đại tá hải quân đã nghỉ hưu của Nga Vasily Dandykin nhận định, với sức mạnh và tác động khi sử dụng trên chiến trường Ukraine, bom FAB-3000 có thể là “dấu chấm hết” cho bộ binh của Ukraine, vì chúng cực kỳ khó bị đánh chặn. Cách duy nhất để thực sự đánh chặn loại siêu bom này là nhắm vào máy bay ném bom hoặc phá hủy chúng ngay tại căn cứ.
Hiện không có loại bom nào trong quân đội Mỹ tương đương với bom FAB - 3000. Loại bom lớn nhất trong ba loại bom có kích cỡ phổ biến nhất mà lực lượng Mỹ sử dụng chỉ nặng 900 kg.
Đáng chú ý, theo trang tin tức Kanal13, chi phí để chuyển đổi bom FAB-3000 không có điều khiển thành một quả bom thông minh ước tính chỉ tốn khoảng 20.000 USD, khiến nó trở thành một giải pháp thay thế rẻ hơn nhiều so với tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tiêu tốn hàng triệu đô la để sản xuất. Được biết, lực lượng Ukraine cũng có bom dẫn đường riêng, bao gồm cả bom JDAM do Mỹ cung cấp. Dù có độ chính xác vượt trội nhưng việc sử dụng chúng vẫn bị hạn chế vì số lượng ít và chi phí đắt đỏ.
Theo Bulgaria Military, FAB-3000 không phải là loại bom lớn nhất trong kho bom của Nga, Moscow còn có FAB-5000 và FAB-9000 với trọng lượng lần lượt là 5 tấn và 9 tấn. Do đó, nếu xu hướng sử dụng bom dẫn đường lượn trên quy mô lớn của Nga còn tiếp tục, thì những quả bom lượn với sức công phá khủng khiếp này sẽ trở thành vũ khí có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường Nga - Ukraine.
Một chiếc máy bay nhỏ chở 10 người đã đâm vào các cửa hàng ở trung tâm thành phố du lịch miền Nam Brazil ngày 22/12, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng.
Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
0