Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2024-2025
Học sinh và phụ huynh có thể tra cứu điểm thi vào lớp 10 TẠI ĐÂY.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 Hà Nội theo công thức sau:
Đối với các trường THPT công lập không chuyên:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Văn + Điểm thi môn Toán)x2 + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó, điểm các bài thi các môn chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm quy chế đến mức hủy kết quả thi trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.
Điểm ưu tiên được thực hiện theo quy định.
Đối với các trường THPT chuyên:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2).
Về nguyên tắc, chỉ xét tuyển đối với học sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.
Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều học sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn học sinh theo thứ tự ưu tiên sau: có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Học sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo nguyện vọng trúng tuyển (trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên)
Một số mốc thời gian đáng chú ý:
Từ 3 - 9/7, thí sinh nộp đơn phúc khảo nếu có yêu cầu.
Từ 10 - 12/7, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học.
Từ 17/7, những trường chưa đủ chỉ tiêu tuyển bổ sung.
Từ ngày 19 - 22/7 thí sinh xác nhận nhập học bổ sung; 28/7 thí sinh nhận kết quả phúc khảo tại Sở.
Từ 28 - 30/7, các trường xử lý hồ sơ học sinh sau phúc khảo, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học.
Từ 1 - 9/8, các trường nộp danh sách học sinh trúng tuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0