Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Ngay sau khi có hướng dẫn thực hiện của Thành phố Hà Nội về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, các địa phương đã và đang tuyên truyền, vận động và thực hiện việc đăng kí và mở tài khoản cho người dân, phấn đấu 100% những người đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp tết Giáp Thìn 2024. Công tác triển khai chính sách đã tạo được sự đồng thuận của người dân bởi những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Nhóm đối tượng an sinh xã hội gồm đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo và người có công. Chính sách này một lần nữa cũng khẳng định quyết tâm của Hà Nội trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, ngay cả trong chuyển đổi số. 

Được cán bộ đến mở tài khoản tận gia đình, nhiều người già, các hộ dân sinh rất phấn khởi. Nhờ các giải pháp linh hoạt trong tuyên truyền, vận động và triển khai, chỉ trong hai ngày triển khai, nhiều phường thuộc quận Long Biên đã đạt hơn 90% và có phường đạt 100% đối tượng có tài khoản hoặc ủy quyền. Tại quận Cầu Giấy, nhiều phường cũng đã đạt từ 90 đến 100% đối tượng an sinh xã hội có tài khoản hoặc ủy quyền.

Công nghệ giờ đây cũng không còn quá xa lạ với người cao tuổi. Việc tiếp xúc với công nghệ, sử dụng tài khoản không chỉ tạo thuận lợi trong nhận hỗ trợ hàng tháng mà còn giúp người già rèn luyện trí nhớ, hòa nhập với xu hướng không dùng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày.

Sau khi hoàn thành việc đăng kí và mở tài khoản thì người dân thuộc diện nhận chi trả trợ cấp hàng tháng thông qua tài khoản sẽ hoàn toàn được miễn phí toàn bộ các chi phí liên quan đến mở thẻ, duy trì thẻ và phí rút tiền tại các điểm rút tiền của ngân hàng trong quá trình sử dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức long trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc Diễn văn kỷ niệm. Tham dự sự kiện có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn khách các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Pháp.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'. Chân lý đó được thể hiện sinh động trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.

Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, do ông Kim Hae Gwang, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, Hàn Quốc, dẫn đầu.