Chia sẻ không gian chung để mưu sinh trên phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội lúc nào cũng đông đúc, là điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, buôn bán cùng nhau chia sẻ không gian chung để mưu sinh.

Những căn nhà có mặt tiền phố cổ chủ yếu được dành để bán hàng, để kinh doanh. Toàn bộ sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình đều ở phía trong con ngõ, hay trên gác.

Nhà cửa san sát, các quán hàng cũng san sát, mỗi một khoảng không gian trên khu phố cổ đều có giá trị, nhất là phần mặt tiền.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (phố Nguyễn Siêu, quận Hoàn Kiếm) có một căn nhà mặt tiền 6m và diện tích chỉ 17m2. Hàng ngày, có 3 gia đình kinh doanh ở đó. Buổi sáng bán cà phê, buổi trưa thì bán bún chả và buổi chiều tối bán bún thang.

Mỗi ngày, các con cháu bà Mai tập trung tại căn nhà để cùng kinh doanh. Diện tích nhà nhỏ nên đây vừa là nơi bán hàng, vừa là nơi sinh hoạt chung. Những bữa cơm trưa, cơm chiều thường được dọn ra ngay cửa nhà. Khách đến uống cà phê và chủ nhà thì vẫn dùng bữa. Nếp sinh hoạt này được gia đình bà cụ Mai duy trì bao năm nay.

Với 6m mặt tiền, diện tích chỉ 17m2, hàng ngày, có 3 gia đình kinh doanh ở căn nhà này.

Cùng sống trên phố Nguyễn Siêu, căn nhà hơn trăm tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Bích là nơi ở của mấy thế hệ. Chỉ với 3m mặt tiền, nhưng đây vẫn là nơi tạo ra nguồn thu cho 3 gia đình.

Buổi sáng, bà Bích bán phở gà, hàng phở lâu năm và luôn đông khách. Buổi trưa, đây lại là hàng bún chả. Vẫn một khoảng hơn 3m mặt tiền, vẫn những bàn ghế ấy, hàng ăn của gia đình bà Bích được nối dài đến đêm.

Chỉ với 3m mặt tiền, căn nhà của bà Bích là nơi tạo ra nguồn thu cho 3 gia đình.

Sự thay đổi mặt hàng là cách để người dân phố cổ tăng thêm thu nhập. Dù diện tích có rộng hay chật thì cuộc sống của người dân phố cổ vẫn duy trì như vậy đều đặn mỗi ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Các em nhỏ Trường Tiểu học Trung Yên (Hà Nội) trao gửi tình cảm yêu thương chân thành của mình đến những người bạn vùng bão lũ đang phải gồng mình lấy lại cuộc sống bình yên.