Chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh

Lấy con người làm trung tâm; bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng công nghệ và chuyển đổi số; phát triển xanh để xây dựng quốc gia hùng cường, thịnh vượng, người dân mạnh khỏe và hạnh phúc. Đây là những kinh nghiệm được các đại biểu trong và ngoài nước chia sẻ trong khuôn khổ hội nghị thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 đang diễn ra tại Hà Nội.

Các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước đã chia sẻ, thảo luận về xu hướng kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm, kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong xây dựng đô thị thông minh tại một số thành phố khu vực Châu Á.

Ông Kok Chin Tay – Chủ tịch mạng lưới đô thị thông minh ASEAN cho biết: "Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong xây dựng thành phố thông minh. Đặc biệt ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đều đã trở thành thành viên của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh. Chúng ta cần xây dựng cơ sở dữ liệu vì đây là yếu tố hỗ trợ cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân và nhất là xây dựng chính sách đảm bảo việc làm, an sinh xã hội."

Ông James Cochrane, Trưởng bộ phận phát triển khu vực Đông Nam Á Và Hàn Quốc What3words cho rằng: "Di chuyển thông minh đang đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề giao thông đô thị, từ tắc nghẽn, ô nhiễm không khí đến đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Ở Anh hay ở một số quốc gia Châu Á, chúng tôi đã đưa ra giải pháp về việc định vị và định hướng cho người dùng, từ phương tiện cá nhân hay các phương tiện công cộng khác, có thể đi đến những địa điểm mặc dù không có địa chỉ cụ thể trên bản đồ. Đây cũng là 1 giải pháp cho giao thông thông minh tại Hà Nội"

Để xây dựng và phát triển thành phố thông minh, các chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ xây dựng kho dữ liệu tích hợp dùng chung, xây dựng nền tảng số, hỗ trợ giám sát an ninh, giao thông, cung cấp dịch vụ nắm bắt và giám sát thông tin, tự động hóa các dịch vụ hành chính công…

Những ý kiến chia sẻ tại các cuộc hội thảo chuyên đề sẽ giúp cho Hà Nội có thêm sự lựa chọn, tham khảo trong giải quyết các vấn đề tồn tại ở đô thị, hướng tới mục tiêu đô thị thông minh, phát triển xanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.