Chiêm ngưỡng bộ sưu tập 100 xe cổ của chàng trai 9X

Bằng tình yêu đặc biệt với các dòng xe cổ, chàng trai trẻ 9X Bùi Văn Cường (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã sở hữu một bộ sưu tập với khoảng 100 chiếc xe cổ gồm nhiều dòng, giá trị khác nhau.
Bén duyên với xe cổ trong một lần đi theo bố rong ruổi trên con xe Minsk huyền thoại một thời, từ cảm giác thích thú, anh Bùi Văn Cường bắt đầu dành thời gian nghiên cứu, đầu tư tiền bạc để “săn lùng” và “hồi sinh” những chiếc xe cổ.
Sau 10 năm sưu tập, căn nhà của anh Cường đã có đến hàng trăm chiếc xe cổ, xếp ngay ngắn từ trong nhà ra ngoài sân. Đa phần các mẫu xe đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Vespa, Simson, Peugeot...
Mỗi chiếc xe đều mang một nét độc đáo và riêng biệt. Chiếc xe rẻ nhất có giá 10 triệu đồng, đắt nhất lên đến 200 triệu đồng.
Đặc biệt, trong bộ sưu tập, chiếc xe ấn tượng nhất không phải là xe máy, mà là một chiếc xích lô. Để có được chiếc xe này anh Cường phải tháo rời từng phụ kiện, vận chuyển về qua 3 quốc gia (Thái Lan, Lào, Việt Nam). “Tôi đã mất rất nhiều thời gian và công sức để lắp ghép để chiếc xe trở về với hình dáng ban đầu”, anh Cường chia sẻ.
Các hoa văn trên xe được làm thủ công bằng đồng khối, với các dòng chữ, ký hiệu bằng chữ Thái Lan. Tính đến thời điểm hiện tại, chiếc xe này có tuổi đời chừng 120 năm.
Theo anh Cường, khó khăn nhất khi chơi xe là việc tìm mua linh kiện để thay thế và sửa chữa. Nếu không mua được ở trong nước, anh buộc phải tìm hoặc nhờ bạn bè nhập về từ nước ngoài với chi phí không hề rẻ.
“Mua xe cổ khá hữu duyên, lúc thì có người tự gọi đến mua, nhưng lúc thì tôi mất đến vài năm để thuyết phục chủ xe. Việc đam mê xe cổ khiến tôi mất rất nhiều thời gian và công sức, rất may là vợ không phàn nàn gì, thỉnh thoảng vợ tôi còn tìm được giúp tôi vài chiếc xe cổ ưng ý”, chàng trai 9X bộc bạch.
Xe Vespa 3 bánh từ thời "ông bà anh" được anh Cường treo lên cao làm kỷ niệm.
Chiếc Jawa 350 được sản xuất tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc) vào khoảng những năm 1980 là chiếc xe đắt nhất được anh Cường sở hữu với giá khoảng 200 triệu đồng.
Những chiếc xe được anh Cường chăm sóc tỉ mỉ, lau chùi hàng ngày. Anh cho biết, trong tất cả xe mà mình có thì chiếc xe Simson mang nhiều kỷ niệm nhất với thời thơ ấu sau những lần được bố cho ngồi trên bình xăng, chở đi khắp nơi.
Hiện tại, anh Cường vừa sưu tập xe vừa bán cho các anh em có chung niềm đam mê xe cổ. Tại nơi trưng bày xe, anh còn thành lập hội quán những người yêu xe cổ để tạo nên một không gian cho những người đam mê xe thường xuyên giao lưu, trao đổi kiến thức về các dòng xe cổ được yêu thích.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.

Giữa guồng quay của thời đại, nghệ nhân Nguyễn Hoàng Vinh vẫn âm thầm gìn giữ những nghi thức thiêng liêng của tín ngưỡng thờ Mẫu theo đúng phép tắc cổ truyền, để những giá trị tinh thần ngàn đời vẫn vững bền trước sóng gió thời gian.