Chiêm ngưỡng Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Việt Nam

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu nhiều khí tài chiến đấu hiện đại, nổi bật trong số đó là hệ thống tên lửa phòng không Spyder, do tập đoàn Rafale của Israel nghiên cứu và chế tạo.

Theo kế hoạch, Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ trưng bày một tổ hợp gồm xe chỉ huy (CCU), xe chiến đấu tầm ngắn Spyder-SR, xe chiến đấu tầm trung Spyder-MR, cùng đạn tập.

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder có khả năng tác chiến cơ động, phản ứng nhanh, có thể hoạt động ngày/đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Báo Nhân dân.
Trong tác chiến, Hệ thống tên lửa phòng không Spyder có thể nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm gần và tầm trung như: máy bay, trực thăng, mục tiêu bay tầm thấp, tên lửa hành trình, thiết bị bay tấn công không người lái và các loại vũ khí điều khiển chính xác từ xa. Ảnh: Báo Nhân dân.
Tổ hợp Hệ thống tên lửa phòng không Spyder bao gồm một xe chỉ huy (CCU), xe chiến đấu tầm ngắn Spyder-SR, xe chiến đấu tầm trung Spyder-MR, cùng đạn tập. Ảnh: Báo Nhân dân.
Với các tên lửa Spyder-SR và Spyder-MR, một kíp Spyder có thể bảo vệ một mục tiêu có đường kính lên đến 120km. Ảnh: Báo Nhân dân.
Bên trong khoang lái của Tổ hợp Spyder.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến radar cảnh giới cho các xe phóng, bao gồm ELM-2016 cho Spyder-SR và ELM-2084 cho Spyder-MR. Đây là các loại radar 3D đa năng hiện đại, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm cảnh giới nhìn vòng trên không, điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa, phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa của chúng. Ảnh: Báo Nhân dân.
Đạn tên lửa của hệ thống tên lửa phòng không Spyder được thiết kế để có thể miễn nhiễm với nhiễu điện tử, với các đạn có đầu tự dẫn ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng và đạn có đầu tự dẫn radar chủ động. Ảnh: Báo Nhân dân.
Thiết kế mở của hệ thống tên lửa phòng không Spyder còn cho phép hiệp đồng tác chiến với các hệ thống phòng không khác trong cùng lưới phòng không. Ảnh: Báo Nhân dân.
Ngoài Việt Nam, hiện hệ thống tên lửa phòng không Spyder đang có trong biên chế của quân đội các nước Azerbaijan, Cộng hòa Czech, Ethiopia, Ấn Độ, Peru, Philippines, Singapore, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Morocco. Ảnh: Báo QĐND.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay 19/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện E thăm hỏi các nạn nhân trong vụ cháy tại số nhà 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm

Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp ngân sách nhà nước, trong đó có đề xuất chi trả 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

Tại phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố do Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức, các đại biểu nêu rõ thực trạng tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực ngoài đê, bãi sông Hồng và sông Đuống. Một số hộ dân còn xây nhà vi phạm trên mặt đê hoặc giáp bờ sông, dẫn đến mất an toàn trong hành lang thoát lũ.

Ngay khi nhận được thông tin về vụ cháy ở đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm vào tối 18/12, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Thời điểm cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân lớn, vận tải bến khách ngang sông càng cần được thắt chặt. Nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai các giải pháp, trong đó có xây dựng mô hình “Bến khách an toàn giao thông”.

Sáng nay (19/12), dưới sự điều hành của Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Theo đó các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tiến trình thực hiện mục tiêu quản lý đê điều, hành lang thoát lũ.