Chiến công trên đồi D1, Tượng đài Chiến thắng hôm nay
Ngày 30/3/1954, đợt đánh thứ 2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, trong đó cứ điểm D1 là mục tiêu trọng tâm. Bởi đây là bức tường phòng ngự, che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, mở đường cho những trận thắng liên tiếp của chiến dịch.
Nhớ lại những ngày tháng hào hùng đó, chiến sĩ Điện Biên Trần Đình Tường (xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An) xúc động chia sẻ: "Trận đánh Đại đoàn 312 rất ác liệt, khi mở màn ở đây quân ta xác định tất cả để chiến thắng cùng những vất vả, hi sinh, nhưng ai cũng quyết tâm giải phóng Điện Biên. Tượng đài Chiến thắng của rất nguy nga, rất đẹp, thu hút nhiều du khách khách bốn phương tới đây đây thắp hương, tưởng nhớ đến công ơn của người chiến sĩ đã nằm lại mảnh đất này".
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ khánh thành vào năm 2004. Tượng đài có chiều cao 12,6m, dựng trên bệ cao 3,6m, gồm 12 thớt (có những thớt nặng 40 tấn), được đúc bằng 217 tấn đồng nguyên chất. Đây là cụm tượng đài bằng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam hiện nay. Mẫu tượng đài để thi công là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải. Ông từng là lính của Tiểu đoàn 307 lừng danh. Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên là điểm đến của chiến thắng và hòa bình.
Tới tham quan, thắp hương tại Tượng đài Chiến thắng Điện Biên, ông Dương Quốc Định, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến mảnh đất Điện Biên, cũng đã từng đi thăm một vài tượng đài nhưng tôi thấy Tượng đài Chiến thắng Điện Biên ở một vị thế rất đẹp và nó có ý nghĩa lịch sử là cứ điểm D1, đồng thời là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ”.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm uy nghi, sừng sững trên đồi D1 - ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ. Từ tượng đài có thể quan sát toàn cảnh TP Điện Biên Phủ từ trên cao với tầm bao quát rộng lớn. Cùng với Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, các di tích lịch sử khác như: Cầu Mường Thanh, Đồi A1, Hồng Cúm, Him Lam… là minh chứng cho sự tồn tại phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0