Chiến dịch kêu gọi công lý về nước cho Gaza tại COP28

Sau hơn 2 tháng xảy ra cuộc xung đột Israel- Hamas ở Gaza, khu vực này không chỉ bị tàn phá nặng nề mà người dân ở đây còn đang phải sống trong cảnh thiếu điện và nước sinh hoạt.

Đây cũng là một trong nhưng vấn đề được các nhà môi trường bàn thảo tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Israel đã cắt toàn bộ nguồn cung cấp nước cho  Gaza sau khi lực lượng vũ trang Hamas của Palestine thực hiện cuộc tấn công sang lãnh thổ nước này vào ngày 7 tháng 10, nhưng sau đó cho biết họ đã khôi phục nguồn nước cho khu vực phía Nam dải Gaza với 28,5 triệu lít nước mỗi ngày.

Các quan chức quân sự Israel  khẳng định có đủ nước và các nguồn cung cấp khác cho tất cả người dân Gaza và họ đã liên lạc với tất cả các cơ quan của Liên hợp quốc để theo dõi tình hình nhân đạo.

Chiến dịch kêu gọi công lý về nước cho Gaza tại COP28

Trong khi đó, Cơ quan tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) cho biết do thiếu nhiên liệu nên hầu hết người dân ở Gaza không được tiếp cận với nước sạch.

Nhiên liệu rất cần thiết để bơm nước và vận hành các nhà máy khử muối. Trong một báo cáo, Oxfam International cho biết trước khi xung đột nổ ra, tại Gaza có gần 344 triệu lít nước nhưng hiện tại chỉ còn lại 58 triệu lít.

Báo cáo cho biết thêm, trong khi nhu cầu tối thiểu hàng ngày trong tình huống khẩn cấp là 15 lít nước/người/ngày thì hiện nay mỗi người dân Gaza chỉ có từ 1 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Hiện nay mỗi người dân Gaza chỉ có từ 1 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Bà Nouran El Marsafy - Đại diện chiến dịch công bằng về nước cho Gaza: “Tại hội nghị khí hậu này, chúng tôi đang đàm phán về công lý khí hậu. Việc không đề cập đến chủ quyền đối với tài nguyên là vi phạm lớn đối với công lý khí hậu và nhân quyền.”

Hầu hết trong số 65 máy bơm nước thải của Gaza đã ngừng hoạt động. Cộng đồng quốc tế kêu gọi,  Israel cần phải hành động tích cực hơn nữa để cho phép nhiên liệu và các mặt hàng viện trợ khác được đưa vào Gaza, khi cuộc tấn công của Israel chống lại Hamas ở các khu vực phía nam vùng đất Palestine ngày càng gia tăng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công đoàn IG Metall thông báo đã đạt được bước đột phá trong cuộc đàm phán thương lượng tập thể với Volkswagen. Theo đó, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy và sa thải nhân viên.

Chính quyền Croatia cho biết có kế hoạch tổ chức quốc tang vào hôm nay (21/12) cho các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao chưa từng có tại một trường học ở thủ đô Zagreb.

Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Cộng hòa dân chủ Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.

Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.