Chiến lược an ninh mới của Nhật Bản
Vào cuối năm 2022, chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đã phê duyệt ba văn bản chính sách - Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Xây dựng Quốc phòng - đề xuất mở rộng đáng kể năng lực quân sự của Nhật Bản và tăng mạnh chi tiêu quân sự trong vòng 5 năm.
Các văn kiện này cho phép sửa đổi lớn đối với chính sách chuyên về phòng thủ (senshu boei) mà Nhật Bản đã tuân theo từ năm 1946, nhất là cho phép Nhật Bản tham gia tích cực hơn nhiều vào hoạt động phòng vệ tập thể với Mỹ và tăng cường đáng kể khả năng triển khai lực lượng ngoài biên giới nước này.
Các tài liệu mới mô tả những thay đổi trong môi trường an ninh khu vực và quốc tế đang ngày càng xấu đi, cũng như kỳ vọng từ đồng minh lâu đời là Mỹ và các nước khác rằng Nhật Bản nên đóng một vai trò “tương xứng với sức mạnh quốc gia” trong việc bảo vệ “trật tự quốc tế thời hậu chiến”. Chính phủ đã nỗ lực trấn an công chúng Nhật Bản và thế giới rằng, định hướng chính sách mới không làm thay đổi cam kết của Nhật Bản đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Sự thay đổi đáng chú ý là chính phủ của Thủ tướng Kishida thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm lên 2% GDP vào năm 2027. Từ năm 1960 đến năm 2020, chi tiêu quân sự của Nhật Bản vẫn ở mức 1% GDP hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, có lẽ sự khác biệt căn bản nhất so với chính sách an ninh trước đây của Nhật Bản là quyết định mua và triển khai năng lực phản công mới giúp tăng cường đáng kể khả năng nhắm vào đối phương ở xa biên giới Nhật Bản.
Thế trận phòng thủ của Nhật Bản được định hình bởi Điều 9 trong hiến pháp năm 1946. Các chính phủ kế nhiệm diễn giải điều khoản này là chỉ cho phép sử dụng lực lượng vũ trang trong trường hợp có một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ và người dân Nhật Bản. Khi Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế trong những năm 1970 và 1980, trong nước đã nổi lên các cuộc thảo luận về việc liệu nước này có nên “bình thường hóa” chính sách đối ngoại và an ninh của mình hay không, bao gồm cả việc cho phép sử dụng vũ lực bên ngoài biên giới để hỗ trợ quốc phòng cho một quốc gia khác. Tuy nhiên, phải đến năm 2015, cựu thủ tướng Shinzo Abe mới thông qua đạo luật cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài.
Liên minh Nhật-Mỹ vẫn là trụ cột trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản. Trong hơn sáu thập kỷ qua kể từ khi ký Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung năm 1960, liên minh này đã phát triển từ chỗ Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, đến nay cả hai đồng minh đều thúc đẩy tham vấn an ninh thông qua Ủy ban Tư vấn An ninh song phương. ('2+2') và Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ tứ Quad), đồng thời hội nhập quân sự chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực phòng thủ tên lửa, mạng và không gian.
Nhật Bản cũng đang theo đuổi chiến lược an ninh kinh tế, tập trung vào khả năng phục hồi kinh tế và an ninh chuỗi cung ứng, để giúp nước này vượt qua bất ổn địa chính trị hoặc sự ép buộc kinh tế. Nhật Bản đưa ra khái niệm an ninh toàn diện vào những năm 1990 do lo ngại về khả năng dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô quan trọng.
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định gia hạn triển khai lực lượng vũ trang ở Trung Đông thêm một năm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở khu vực.
Đài truyền hình NHK đưa tin, việc triển khai quân đội Nhật Bản ở Trung Đông theo kế hoạch sẽ kết thúc vào ngày 19/11, nay sẽ được kéo dài thêm một năm nữa. Hiện tại, một tàu khu trục và hai máy bay tuần tra của Nhật Bản đang được triển khai trong khu vực. Theo kế hoạch mới, số lượng máy bay sẽ giảm xuống còn một chiếc.
Chính phủ Nhật Bản giải thích, quyết định gia hạn là do những mối đe dọa có thể xảy ra từ cuộc xung đột Israel - Hamas và sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển địa phương.
(Nguồn: Sputnik và Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI)
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
0