Chiến lược Đông tiến của NATO và những hệ lụy
Chiến lược mở rộng của NATO
Ban đầu khi NATO thành lập chỉ có 12 nước thành viên, đến nay, NATO đã nâng tổng số thành viên lên 32 nước, trong đó có những nước trước đây thuộc khối Warszawa. Trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Mỹ và các lực lượng vũ trang Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, gây ra tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới. Sau khi Tổ chức Hiệp ước Warszawa giải thể (1991), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vẫn khẳng định sự tồn tại của mình, đồng thời tiến hành cải tổ cơ cấu, mở rộng thành viên, kết nạp hầu hết các nước trong Hiệp ước Warszawa, một số nước thuộc Liên Xô trước đây đưa tổng số thành viên lên 32 nước nhằm tăng cường vai trò ở khu vực và trên thế giới. Hiện nay, chỉ riêng Mỹ - NATO đã có hơn 800 căn cứ quân sự ở tất cả các châu lục, rải rác tại 80 quốc gia trên toàn thế giới. Nếu xét cả theo khía cạnh không chính thức, thực tế là quân nhân Mỹ - NATO đang có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, lớn hơn cả số lượng thành viên của một số tổ chức quốc tế có uy tín.
Đặc biệt, năm 2008, Tổng thư ký NATO - ông Jaap de Hoop Scheffer đã hứa với Chính phủ Ukraine thân phương Tây do Tổng thống Viktor Yushchenko lãnh đạo rằng, quốc gia Đông Âu này sẽ được kết nạp vào liên minh. Tuy nhiên, dư luận Ukraine bất đồng về vấn đề này. Các khu vực phía Đông Ukraine có xu hướng thân thiện với Nga hơn, và phản đối kịch liệt việc NATO mở rộng về phía Đông. Phía Nga coi hành động mở rộng này là vi phạm cam kết của phương Tây về việc không tiến gần hơn tới biên giới của Nga sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bắt đầu nhằm đáp trả việc NATO liên tục mở rộng và quân sự hóa các khu vực giáp biên giới với Nga.
Mới đây, Tổng thư ký NATO đi thăm khu vực Nam Kavkaz, gặp gỡ Tổng thống Azerbaijan, sau đó gặp Thủ tướng Gruzia và Armenia. Các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu NATO tiếp tục “lấn sân” sang không gian hậu Xô Viết, vượt qua giới hạn cuối cùng của Nga, thì gần như chắc chắn, Điện Kremlin sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng, khi đó một cuộc xung đột mới - “Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0” rất có thể sẽ nổ ra và có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với kinh tế, chính trị, an ninh và quân sự khu vực và thế giới.
Quân sự hóa ở Đông Âu và Bờ Biển Đen
Với việc mở rộng thành viên, NATO đã có điều kiện thực hiện kế hoạch triển khai vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đến các nước ở Đông Âu để sẵn sàng đối phó với những bất ổn về an ninh ở phía Đông. Ngoài ra, còn là cơ sở quan trọng để tổ chức này tiến hành các cuộc diễn tập quân sự thường niên tại vùng Baltic và xây dựng một liên minh để gây sức ép với Nga thông qua các lệnh trừng phạt, cũng như thu hẹp ảnh hưởng của Nga ở khu vực. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng các hoạt động của NATO ở Đông Âu và khu vực Biển Đen là một phần trong quá trình chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Moscow.
Vào tháng 1, NATO đã phát động cuộc tập trận lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, diễn tập cách quân đội Mỹ có thể tăng viện cho các đồng minh châu Âu ở các quốc gia giáp Nga và ở sườn phía Đông của liên minh nếu xung đột bùng phát với một đối thủ “gần ngang hàng”. Khoảng 90.000 quân sẽ tham gia cuộc tập trận Người bảo vệ kiên định 2024 sẽ kéo dài đến tháng 5, diễn tập việc NATO thực hiện các kế hoạch khu vực của mình, kế hoạch phòng thủ đầu tiên mà liên minh này đã vạch ra trong nhiều thập kỷ, trong đó nêu chi tiết cách NATO sẽ phản ứng trước một cuộc tấn công của Nga.
Trang web của liên minh ca ngợi việc NATO củng cố sườn phía Đông, gọi đây là “một phần quan trọng trong khả năng răn đe và phòng thủ của NATO”. Bắt đầu từ năm 2017, NATO đã triển khai bốn nhóm tác chiến quy mô tiểu đoàn đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, lần lượt do Anh, Canada, Đức và Mỹ dẫn đầu.
NATO cũng tìm cách đảm bảo các lực lượng của mình có thể di chuyển liền mạch trên khắp châu Âu, bao gồm cả các sườn phía Đông, thúc đẩy việc thành lập cái gọi là khu vực "Schengen quân sự" vào năm 2017. Khối này ủng hộ việc dỡ bỏ các trở ngại vật chất, pháp lý và quy định/hành chính trong EU để hợp lý hóa việc vận chuyển vũ khí và quân đội. Khái niệm này đã được chú ý nhiều hơn trong cuộc xung đột Ukraine.
Trước đó, từ tháng 2 năm 2022, NATO đã tăng cường 4 nhóm chiến đấu hiện có ở sườn phía Đông của mình và thành lập thêm 4 tiểu đoàn đa quốc gia ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia, tăng gấp đôi số lượng quân trên bộ. Theo tạp chí Foreign Policy, tính đến tháng 2 năm 2024, quân số của NATO trên mặt đất sườn phía Đông lên tới 150.000. Khối quân sự xuyên Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu cũng tăng cường lực lượng hải quân và không quân từ Biển Baltic ở phía Bắc đến Biển Đen ở phía Nam, gần biên giới Nga.
Kể từ năm 2014, khối này đã tập trung vào việc tăng cường hệ thống phòng không và tên lửa ở Đông Âu, dựa trên hệ thống vũ khí Aegis (AWS) do Mỹ sản xuất. Hệ thống này ban đầu được thiết kế vào năm 2009 để đặt gần Nga, khả năng của Aegis khiến Nga lo ngại. Mặc dù trước đây Washington tuyên bố rằng các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo của hệ thống này hướng tới Iran, nhưng việc triển khai hệ thống này liên tục bị trì hoãn do vấp phải sự phản đối của Nga.
Ngày 12 tháng 5 năm 2016, cơ sở phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Deveselu, Romania đã được tuyên bố đi vào hoạt động. Một địa điểm tương tự ở Redzikowo, Ba Lan, đã được Hải quân Mỹ tiếp nhận vào ngày 15 tháng 12 năm 2023 và sẽ đi vào hoạt động dưới sự chỉ huy của NATO vào mùa hè năm 2024. Căn cứ không quân Redzikowo nằm cách lãnh thổ Kaliningrad của Nga chỉ 93 dặm. Ngoài các địa điểm ở Romania và Ba Lan, lá chắn phòng không châu Âu của NATO còn dựa vào hệ thống Aegis di động trên 5 tàu khu trục lớp Arleigh Burke do Hải quân Mỹ đóng tại Rota, Tây Ban Nha quản lý.
Kể từ tháng 10 năm 2022, Đức đã đi đầu trong việc thành lập Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu (ESSI), một hệ thống phòng không và chống tên lửa tích hợp, trong đó coi Nga là một "mối đe dọa". Trong khi 19 thành viên NATO ở châu Âu ủng hộ Berlin thì Pháp, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Turkiye cho đến nay vẫn kiềm chế tham gia. Các thành phần của hệ thống này sẽ bao gồm IRIS-T của Đức, Patriot của Mỹ và hệ thống Arrow-3 của Israel và được tích hợp với lá chắn phòng thủ hiện có của NATO. Báo chí phương Tây thừa nhận Arrow 3 đặt ra thách thức trực tiếp với Nga do tầm bắn mở rộng và khả năng siêu vượt âm của hệ thống.
Bà Barbara Majd Amin, người tổ chức biểu tình chia sẻ: "Chính sách tăng cường vũ trang của NATO sẽ gây tổn hại đến hòa bình. Đây không phải là liên minh phòng thủ mà là liên minh tấn công. NATO đã làm rất nhiều việc, nhưng tất cả đều là sai lầm. Bằng cách tăng cường vũ trang, tiến hành các cuộc tập trận quân sự, NATO đã không làm được gì cho hòa bình. Những gì NATO làm đã khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn".
Đáng chú ý, kể từ cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2014 ở Ukraine, các quốc gia thành viên NATO đã tăng cường hỗ trợ cho lực lượng Ukraine bằng cách huấn luyện binh lính và cung cấp vũ khí. Ngoài ra, một số lượng lớn các căn cứ bí mật của CIA, có tổng cộng 12 căn cứ, đã được thiết lập trên khắp quốc gia Đông Âu này.
Theo số liệu công khai, xung quanh nước Nga hiện có hàng trăm căn cứ và các cứ điểm đóng quân khác nhau của Mỹ - NATO, lập thành một vòng vây chặt chẽ, đang siết chặt quanh lãnh thổ nước Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc tăng cường lực lượng quân sự ở Romania, Ba Lan, các nước vùng Baltic, đặc biệt là ở Ukraine thực sự là bước đi mang tính khiêu khích và làm trầm trọng thêm căng thẳng quân sự dọc biên giới Nga, đồng thời tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của nước này.
NATO muốn gì?
Phần Lan và Thụy Điển là hai thành viên mới nhất của NATO. Với việc kết nạp hai quốc gia này, NATO đã biến Biển Baltic thành “cái hồ” của mình. Ngoài ra, khối quân sự đã bắt đầu mở rộng căn cứ không quân số 57 Mihail Kogalniceanu của không quân Romania, nơi có thể chứa tới 10.000 binh sĩ NATO, có đường băng và bệ vũ khí mới. Nằm gần cảng Constanta của Biển Đen, căn cứ mở rộng sẽ cách biên giới Ukraine khoảng 130 km và cách thành phố cảng Odessa khoảng 460 km.
Leonid Reshetnikov, trung tướng đã nghỉ hưu của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cảnh báo một khi căn cứ này được xây dựng, Crimea, Biển Azov và bờ biển cũng như khu vực Krasnodar của Nga sẽ nằm trong tầm tấn công.
Nếu nhìn vào bản đồ, Biển Đen rõ ràng có tầm quan trọng chiến lược đối với NATO. Ý tôi là, họ đã có Biển Baltic, họ đã đóng cửa Biển Baltic và ngạo mạn tuyên bố rằng Baltic là một cái hồ của NATO. Và đó luôn là mục tiêu đằng sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014 ở Ukraine. Bởi vì mục tiêu không chỉ là đưa Ukraine vào NATO mà còn là chiếm lấy Biển Đen. Và họ đã có Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, nên về cơ bản, Nga thực sự bị đẩy ra phía Đông Biển Đen và gần như phần lớn Biển Đen sẽ trở thành một cái hồ của NATO.
Tiến sĩ George Szamuely - Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Toàn cầu.
Khối quân sự này tuyên bố việc mở rộng về phía Đông của NATO là để đáp trả “hành vi” của Nga, nhưng không phải như vậy, mà đó là chiến lược lâu dài của liên minh được thực hiện từng bước bắt đầu từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mặc dù Mỹ và các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố rằng Moscow rất muốn tấn công các quốc gia thành viên trong liên minh nếu giành chiến thắng ở Ukraine, nhưng rõ ràng Nga không nuôi dưỡng bất kỳ kế hoạch nào như vậy.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin: "Chi tiêu quốc phòng của Mỹ chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu quốc phòng của thế giới. Nga chiếm 3,5%. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành chiến tranh với NATO với tỷ lệ như vậy ư? Thật vô lý. Khả năng chúng tôi tấn công một số nước khác - Ba Lan, các nước vùng Baltic. Họ đang khiến người Séc sợ hãi. Đây hoàn toàn là điều ngớ ngẩn. Chỉ là để đánh lừa người dân của họ và khiến người dân chi nhiều hơn cho quốc phòng”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha năm 2022, khối quân sự này đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược mới. NATO đã chính thức thay đổi quan điểm với Nga, từ "đối tác chiến lược" trở thành "mối đe dọa lớn nhất, trực tiếp nhất". Chính bởi vậy, tổ chức quân sự lớn nhất hành tinh này liên tục tiến về phía Đông với ý đồ ngăn cản Moscow trong việc khôi phục vị thế siêu cường.
Moscow vẫn luôn khẳng định lập trường sẽ đáp trả việc NATO mở rộng hiện diện về phía Đông, tiến sát biên giới Nga. Moscow coi việc NATO mở rộng hiện diện ở khu vực là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, Nga đã có những bước đi quyết đoán để cản đà tiến bước của NATO về phía Đông. Còn NATO đang tiếp tục cung câp cho Ukraine nhiều vũ khí, tiền bạc, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt đối nhắm vào Nga với hy vọng thực hiện được ý đồ thực sự của mình, đó là làm suy giảm vị thế cường quốc của Nga. Dư luận quốc tế lo ngại với những leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt như hiện nay, rất có thể sẽ xảy ra cuộc đối đầu trực diện giữa Nga và NATO.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.
0