Chiến lược phòng thủ của EU: Mất bò mới lo làm chuồng

Chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở khu vực và thế giới.

Chỉ vài ngày sau khi đưa ra sáng kiến tiêu tốn 800 tỷ euro về tái vũ trang châu Âu, Uỷ ban châu Âu (EC) công bố Sách trắng về phòng thủ. Thực chất, đây là chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở châu Âu và trong chính trị thế giới.

Cả sáng kiến về tái vũ trang châu lục nói trên lẫn chiến lược phòng thủ châu lục mới này đều là kết quả cụ thể đầu tiên trong những toan tính của EU khi bị xô đẩy vào tình thế buộc phải tự thân vận động để đảm bảo an ninh và buộc phải nhảy bởi nước đã tràn đến chân. Tình trạng hiện tại của EU không khác gì câu nói "sắp bị mất bò mới lo làm chuồng".

Mặc dù trong chiến lược phòng thủ mới, EU vẫn nhấn mạnh vai trò quyết định của liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ cũng như vẫn khẳng định NATO là trụ cột về phòng thủ. Tinh thần chủ đạo của chiến lược phòng thủ này của EU là châu Âu vẫn dựa vào Mỹ nhưng có đủ khả năng tự đảm bảo an ninh trong trường hợp bị Mỹ lơi lỏng việc đảm bảo an ninh cho châu Âu.

Sáng kiến tái vũ trang châu Âu với kế hoạch tài chính 800 tỷ euro là một phần của chiến lược phòng thủ mới của EU. EU nêu ra trong đó 7 lĩnh vực đầu tư trọng tâm là phòng không, pháo binh, tên lửa và đạn dược, thiết bị bay không người lái và các hệ thống vũ khí chống thiết bị bay không người lái, phòng thủ trên không gian mạng và nhân lực thực thi những chiến dịch quân sự lớn. EU liệt kê ra hơn 500 cầu, cảng, sân bay, hầm,... ở khắp EU cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp để sử dụng vào mục đích quân sự và phòng thủ.

Những nội dung cốt lõi khác trong chiến lược phòng thủ của EU bao gồm dành ưu tiên cho sản xuất và chế tạo vũ khí ở trong EU hoặc ở các nước đối tác của EU, cùng nhau mua sắm vũ khí và khí tài quân sự để tiết kiệm chi phí, đơn giản hoá việc tài chi cho các dự án về quân sự và phòng thủ, khắc phục những điểm yếu về an ninh ở các hệ thống vũ khí phòng không, giảm bớt thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng.

EU phải tập trung và dành ưu tiên cho những nội dung trên trong chiến lược phòng thủ mới bởi đó chính là những lĩnh vực và phương diện châu Âu lâu nay lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ.

Chiến lược này xác định Nga cả hiện tại lẫn ở thời hậu chiến là "mối đe doạ đối với sự tồn tại của EU" và xác định tâm thế phải đối địch lâu dài với Nga. Do đó, EU vừa phải không ngừng gắng gượng để hùng mạnh về quân sự vừa phải càng ngày càng bớt lệ thuộc vào Mỹ về đảm bảo an ninh, khởi đầu của việc đảm bảo an ninh là hậu thuẫn Ukraine chiến thắng Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triều Tiên ngày 28/4 đã lần đầu tiên xác nhận về việc cử quân sang tham chiến và hỗ trợ Nga giải phóng tỉnh Kursk bị Ukraine kiểm soát từ tháng 8 năm ngoái.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đêm 27/4 (theo giờ Việt Nam) cho biết kể từ ngày 1/10, người Canada sẽ không còn được ra vào Thư viện và Nhà hát Opera Haskell qua cửa chính ở bang Vermont (Mỹ) như trước đây nếu không thông qua thủ tục kiểm soát biên giới.

Một nhà hàng lẩu trong nhà kính tại Hàng Châu, Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi mang đến trải nghiệm có một không hai: vừa ăn lẩu, vừa hái quả tại bàn ăn từ “thác dâu tây trên không".

Theo báo cáo vừa được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự thế giới đạt 2,72 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 - mức tăng theo năm mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Châu Á đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá lương thực nghiêm trọng, gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân và nền kinh tế khu vực trong năm 2025.

Theo Ủy ban điều tra Nga, nghi phạm Ignat Kuzin trong trong vụ ám sát Trung tướng Nga Yaroslav Moskalik đã nhận tội.