Chiến sự Nga – Ukraine 26/10: Nga bắn hạ 31UAV của UKraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/10 thông báo UAV của Ukraine bị bắn trên lãnh thổ Nga, trong đó, 5 chiếc ở vùng Belgorod, 10 ở Kursk, 9 ở Oryol, 4 ở Bryansk, 3 ngoài biển Azov. Ngoài ra còn có 1 khinh khí cầu nhỏ bị bắn hạ ở vùng Rostov.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong ngày, Nga đã dùng UAV vũ trang hạng nặng Inokhodets phóng tên lửa dẫn đường vào mục tiêu ở Kursk, tuyên bố quả đạn phá hủy một thiết giáp của Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga: “Đơn vị trinh sát thuộc cánh quân phía bắc, thông qua máy bay không người lái, đã phát hiện xe bọc thép Ukraine. Mục tiêu bị theo dõi và sau khi xe dừng lại trong rừng, quyết định tấn công được đưa ra. Lần tấn công chính xác từ Inokhodets đã tiêu diệt xe bọc thép cùng binh lính bên trong. Đoạn phim trinh sát ghi lại đòn đánh trực tiếp khiến xe bốc cháy”.

Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 31 UAV của Ukraine trong ngày qua. Nguồn: Tass

Inokhodets là UAV tầm xa hoạt động ở độ cao trung bình, mang được tối đa 4 tên lửa dẫn đường, được trang bị sẵn bom KAB-20 hoặc KAB-50, là UAV chuyên tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất.

Nga tấn công các sân bay quân sự, cơ sở lưu trữ máy bay không người lái của Ukraine

Hãng tin TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã tấn công các sân bay quân sự và cơ sở lưu trữ máy bay không người lái tấn công của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Quân nhân và thiết bị quân sự của Ukraine tại 149 khu vực đã bị tấn công.

Hệ thống phòng không của Nga hạ gục bom, tên lửa của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong 24 giờ qua, hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ hai quả bom Hammer, 4 tên lửa HIMARS và 25 máy bay không người lái cánh cố định của Ukraine.

Nga tấn công các sân bay quân sự, cơ sở lưu trữ máy bay không người lái của Ukraine, Nguồn : Tass

Kể từ khi bắt đầu xung đột, quân đội Nga đã phá huỷ 647 máy bay, 283 trực thăng, 34.329 máy bay không người lái, 584 hệ thống vũ khí phòng không, 18.877 xe tăng và các xe bọc thép khác, 1.480 xe hệ thống tên lửa phóng loạt, 16.773 pháo và súng cối dã chiến cũng như 27.624 thiết bị ô tô chuyên dụng của Ukraine.

Nhóm tác chiến phía Nam

Bộ quốc phòng Nga cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 740 quân nhân trong khu vực hoạt động của Nhóm tác chiến phía Nam của Nga trong ngày qua.

Bộ này cho biết thêm rằng Ukraine còn tổn thất thêm hai xe chiến đấu bọc thép, bốn xe cơ giới, một khẩu lựu pháo, ba khẩu pháo dã chiến và một kho đạn dược.

Nhóm tác chiến phía Bắc

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục tiến vào các khu vực biên giới của vùng Kursk, tấn công vào 9 lữ đoàn quân sự Ukraine. Bộ này cho biết đối phương đã mất tới 30 quân và 5 xe chiến đấu bọc thép. Bảy quân nhân Ukraine đã đầu hàng.

Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất khoảng 10 binh sỹ trong nỗ lực đột phá biên giới Nga bất thành. Ukraine mất một xe chiến đấu bộ binh CV-90 do Thụy Điển sản xuất. Một quân nhân Ukraine đã đầu hàng.

Nhóm tác chiến phía Tây

Nga cho biết trong 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 510 binh sỹ trong khu vực hoạt động của Nhóm tác chiến phía Tây của Nga. Tổn thất của Ukraine bao gồm 5 xe bán tải, 2 khẩu pháo dã chiến, 2 trạm tác chiến điện tử vô tuyến và 4 kho đạn dã chiến.

Nga tăng tốc khép vòng vây, quyết đè bẹp tuyến phòng thủ của Ukraine

Theo báo Moskovsky Komsomolets, lực lượng Nga đang tiếp cận trung tâm Selydove. Blogger quân sự Nga Two Majors đăng tải video trên Telegram cho thấy các binh sĩ thuộc Trung đoàn súng trường cơ giới số 433 giương cờ Nga trên một nóc tòa nhà ở trung tâm thành phố.

Selydove vốn là nơi sinh sống của khoảng 20.000 dân. Kịch bản Nga kiểm soát Selydove sẽ mở đường cho cuộc tấn công của họ vào trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk, nằm cách Selydove khoảng 20km về phía Tây Bắc.

DeepState, nhóm chuyên phân tích video chiến sự, nhận định các lực lượng Nga với "lợi thế về nguồn lực bộ binh và trang thiết bị vô tận" đang gây sức ép lên lực lượng phòng thủ của Ukraine.

Tổng thống Nga: Ukraine đã liên lạc 2 lần thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26/10, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã hối thúc Ukraine làm rõ lập trường của mình về các cuộc đàm phán hòa bình.

Tổng thống Nga Putin, Nguồn: TTX

"Các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi đã tiếp cận chúng tôi với những gì họ mô tả là sáng kiến ​​từ phía Ukraine. Nhưng mỗi lần chúng tôi đồng ý, phía Ukraine đã rút lại đề xuất của họ. Điều này đã xảy ra hai lần. Tóm lại, chúng tôi cần làm rõ về sự sẵn sàng và ý định của họ", ông Putin nêu rõ.

Nhà lãnh đạo Nga tiết lộ rằng đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa cho ông "các tài liệu liên quan đến Ukraine" bên lề hội nghị thượng đỉnh khối kinh tế BRICS tại thành phố Kazan, mà Tổng thống Putin cho biết cần phải xem xét cẩn thận và ông vẫn chưa có cơ hội xem xét kỹ lưỡng.

“Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán với Ukraine và chúng tôi đã chuẩn bị cho một thỏa thuận hợp lý”, ông Putin nói. Tuy nhiên, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải xem xét và tôn trọng lợi ích của Nga.

Nga nêu điều kiện đàm phán với phương Tây

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong buổi phỏng vấn hôm 25/10 nói rằng việc Moscow đối thoại với phương Tây để giải quyết cuộc xung đột Ukraine có thể xảy ra với một điều kiện, đó là phương Tây ngừng hoàn toàn hoạt động gửi vũ khí cho Kiev.

“Tôi không thấy bất kỳ điều gì có thể thảo luận với phương Tây, trong khi họ vẫn gửi vũ khí cho Ukraine... Chỉ có việc ngừng cấp vũ khí cho Ukraine, mới là tín hiệu cho thấy các quốc gia phương Tây chuyển hướng leo thang căng thẳng sang giải quyết xung đột theo đường lối chính trị-ngoại giao”, hãng tin TASS trích lời bà Zakharova nói trong cuộc phỏng vấn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Nguồn: Tass

Theo số liệu được CNN công bố, toàn bộ vũ khí viện trợ mà phương Tây dành cho Ukraine từ tháng 1/2022 tính tới tháng 3/2024 trị giá gần 120 tỷ USD. Trong đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lần lượt chiếm 41% và 43%.

G7 nhất trí cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đạt được nhất trí về việc cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine dựa trên lợi nhuận thu được từ số tài sản của Nga bị đóng băng ở phương Tây. Việc giải ngân khoản vay dự kiến diễn ra sớm nhất là vào tháng 12 tới.

Tuyên bố của G7 nêu rõ các khoản vay này sẽ được cung cấp và hoàn trả thông qua các nguồn thu bất thường trong tương lai từ số tài sản của Nga bị đóng băng sau xung đột. Mục tiêu là đến cuối năm nay sẽ bắt đầu giải ngân các khoản tiền. Số tiền trên sẽ được giải ngân thông qua loạt khoản vay song phương, bắt đầu sớm nhất là vào ngày 1/12 và tiếp tục cho đến hết năm 2027 theo từng đợt, dựa trên nhu cầu tài chính cấp bách của Ukraine. Mỗi khoản vay song phương sẽ có hiệu lực chậm nhất là ngày 30/6/2025, tạo điều kiện linh hoạt về thời gian để các thành viên G7 sắp xếp các chi tiết kỹ thuật.

Quyết định trên được đưa ra nhằm thực thi thỏa thuận đã đạt được vào tháng 6 giữa các nhà lãnh đạo G7 trong hội nghị thượng đỉnh thường niên ở miền Nam Italy nhằm khai thác thu nhập từ các tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Khoảng 260 tỷ euro (tương đương 280,6 tỷ USD) tài sản của Nga đã bị đóng băng theo các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Về phía Nga, Moscow nhiều lần cảnh báo rằng việc tịch thu tài sản của nước này tương tự với hành vi “trộm cắp”, vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu các loại tiền dự trữ, hệ thống tài chính toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giới chuyên gia cùng dư luận cho rằng cuộc bầu cử lần này có thể xem là thử thách đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và các đối tác trong liên minh nhằm duy trì thế đa số.

Một cặp vợ chồng lớn tuổi người Ireland đã chứng kiến ngôi nhà 200 năm tuổi của mình bị ăn mòn khi tình trạng xói mòn bờ biển ngày càng gia tăng, khiến nước biển tiến gần đến cửa nhà và không rút đi. Họ cho biết nếu không tìm ra giải pháp, ngôi nhà của họ sẽ biến mất trong tương lai.

Theo cuộc thăm dò gần đây nhất do CNN thực hiện, cả hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đạt tỷ lệ ủng hộ ngang bằng nhau ở mức 47%, cho thấy một cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chỉ còn gần chục ngày nữa đến ngày bầu cử.

Ngày 5/11/2024 (giờ địa phương), nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bỏ phiếu để bầu chọn vị Tổng thống thứ 47 của nước này. Được xem là một trong những sự kiện lớn quan trọng nhất của năm 2024. Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và truyền thông thế giới.

Rạng sáng 26/10, Israel đã sử dụng khoảng 100 máy bay chiến đấu tấn công vào các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Iran. Nhiều quốc gia trong khu vực đã lên án cuộc tấn công này của Israel.

Hàng triệu cử tri Gruzia đã đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử được đánh giá là mang tính quyết định cho tương lai hội nhập châu Âu của nước này.