Chiến sự Nga-Ukraine ra sao nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng?
Phó Tổng thống Kamala Harris đã vượt lên dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua gây quỹ. Theo hồ sơ mới nhất của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), từ tháng 1 năm 2023 đến ngày 31 tháng 7 năm 2024, nhóm vận động tranh cử của ông Biden - nay là bà Harris - đã huy động được số tiền ấn tượng là 516,8 triệu USD, vượt xa số tiền 268,5 triệu USD mà nhóm vận động tranh cử của ông Trump huy động được.
Bất chấp sự áp đảo của bà Harris trong việc gây quỹ trực tiếp cho chiến dịch, ông Trump vẫn nắm giữ lợi thế về sự ủng hộ từ các nhóm chính trị độc lập như các siêu ủy ban hành động chính trị (PAC). 10 siêu ủy ban hàng đầu ủng hộ ông Trump (được Elon Musk hậu thuẫn) đã cùng nhau huy động được khoảng 305,6 triệu USD kể từ đầu năm, vượt xa con số 199,2 triệu USD mà 10 PAC hàng đầu ủng hộ bà Harris huy động được. Sự ủng hộ của các siêu ủy ban có thể đóng vai trò then chốt trong việc quyết định cục diện của cuộc bầu cử năm 2024.
Về sự ủng hộ của cử tri, theo The Economist, tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Harris là gần 48%, và ông Trump là gần 45%, chênh lệch 3%. Hiện nay lợi thế đang nghiêng về phía bà Harris, nhưng cuộc bầu cử còn vài tháng nữa mới diễn ra, nên chưa thể khẳng định được điều gì. Ông Trump cũng như bà Harris, cả hai đều có nhiều cơ hội chiến thắng.
Việc ông Donald Trump liên tục ca ngợi và ủng hộ tổng thống Nga Vladimir Putin đang khiến một số người lo ngại rằng, nếu ông Trump làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, thì điều đó sẽ có lợi cho Moscow và gây tổn hại đến nền dân chủ và lợi ích của Mỹ ở nước ngoài.
Viết về mối quan hệ giữa ông Trump với Tổng thống Nga Putin, tờ Politico cho rằng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, và đảng Dân chủ tại Quốc hội muốn điều tra đến tận cùng của vấn đề. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa. Có những mối liên hệ - một số công khai, một số riêng tư, một số rõ ràng, một số mơ hồ - tồn tại giữa ông Trump, các cộng sự của ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Trump đã ca ngợi tổng thống Nga là một "thiên tài" và "thông minh" khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào đầu năm 2022. Và chính việc ông Trump tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự Ukraine trong "một ngày", làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nếu ông được bầu lại, ông Trump sẽ giúp Nga đạt được một thỏa thuận hòa bình có lợi bằng cách cắt viện trợ cho Kiev. Ông Trump gần đây cũng đã bật đèn xanh cho Nga "làm bất cứ điều gì họ muốn" đối với những thành viên NATO không nộp đủ tiền vào liên minh quân sự này.
Thêm vào đó, tại Mar-a-Lago, trong cuộc tiếp đón tiếp đón Thủ tướng Hungary Viktor Orban, đồng minh thân cận của ông Putin và là người phản đối viện trợ Ukraine, ông Trump ca ngợi: "Không ai tốt hơn, thông minh hơn hay lãnh đạo tốt hơn ông Viktor Orban". Ngược lại, Thủ tướng Orbán ca ngợi ông Trump là "người của hòa bình", và nói rằng nếu Trump tái đắc cử, ông "sẽ không đưa một xu nào" cho Ukraine và chiến tranh sẽ kết thúc.
Financial Times viết: Sau cuộc thảo luận riêng với ông Trump, Thủ tướng Viktor Orbán tuyên bố rằng ông Donald Trump sẽ nhanh chóng yêu cầu đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và đã xây dựng "các kế hoạch có cơ sở vững chắc" để thực hiện điều đó.
JD Vance, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến từ Ohio, người được ông Trump chọn làm ứng cử viên phó tổng thống, đã viết trên FT vào tháng 2 kêu gọi châu Âu gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc hỗ trợ Ukraine.
Còn ông Orban viết trong thư gửi các nhà lãnh đạo châu Âu: “Tôi hoàn toàn tin rằng khi Tổng thống Trump đắc cử, tỷ lệ gánh nặng tài chính giữa Mỹ và EU sẽ thay đổi đáng kể theo hướng bất lợi cho EU trong việc hỗ trợ tài chính cho Ukraine”.
Mô tả của ông Orban về kế hoạch hòa bình của ông Trump dành cho Ukraine trùng khớp với một bài báo chính sách về cuộc xung đột do Keith Kellogg và Fred Fleitz thuộc Viện Chính sách Nước Mỹ Trên hết, hai đồng minh của cựu tổng thống Trump viết. Dự kiến hai người này sẽ đảm nhiệm các vai trò an ninh quốc gia cấp cao trong chính quyền của ông Trump nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11. Kế hoạch của Keith Kellogg và Fred Fleitz đề xuất rằng Mỹ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine, nhưng viện trợ quân sự trong tương lai sẽ đòi hỏi Kiev ngồi vào bàn đàm phán hòa bình với Nga.
Các cựu quan chức cũng lo ngại rằng ông Trump sẽ bổ nhiệm những người trung thành như Trung tướng đã nghỉ hưu Michael Flynn, người đã phục vụ trong một thời gian ngắn vào năm 2017 với tư cách là cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump và sau đó đã nhận tội nói dối FBI về các mối liên hệ của ông với đại sứ Nga.
Ông Trump trước đây đã có tuyên bố nổi tiếng rằng ông có thể chấm dứt chiến sự Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử Tổng thống. Tuy nhiên sau đó, trong cuộc điện đàm với tổng thống Ukraine Zelensky, ông có nói rõ rằng "cả hai bên sẽ có thể cùng nhau đàm phán một thỏa thuận chấm dứt xung đột bạo lực và mở đường cho sự thịnh vượng".
Ý tưởng của ông Trump về một giải pháp hòa bình có thể chỉ đơn giản là Nga giữ lại các khu vực mà họ hiện đang nắm giữ ở Ukraine. Thượng nghị sĩ Ohio JD Vance, liên danh tranh cử của ông Trump đã nói rằng ông không thực sự quan tâm đến những gì xảy ra với Ukraine. Tương tự như vậy, Richard Grenell - người có khả năng trở thành ngoại trưởng dưới thời ông Trump trong nhiệm kỳ tiếp theo - đã ủng hộ một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine, thỏa thuận này sẽ bảo tồn lãnh thổ Ukraine nhưng cho phép có "các khu tự trị".
Với tất cả những điều này, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, các thành viên NATO châu Âu khác có thể phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Hoặc chấp nhận một giải pháp có lợi cho Nga, hoặc ủng hộ ông Zelensky chống lại một thỏa thuận như vậy và tiếp tục chống lại Nga. Trong kịch bản thứ 2, ông Trump thậm chí có thể ngăn chặn sự bất đồng chính kiến bằng cách rút lại các bảo đảm quốc phòng của Mỹ đối với các đồng minh mà ông coi là yêu tố gây "leo thang" chiến tranh bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Một cuộc khủng hoảng như vậy sẽ chia rẽ và làm suy yếu NATO - đến mức một số đồng minh có thể lùi bước trước cuộc đối đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin và rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, nếu ông Trump thắng cử vào tháng 11, các cố vấn của ông có thể sẽ nói rằng xung đột ở Ukraine phải kết thúc để Mỹ không bị lôi kéo vào, trong trường hợp Nga trả đũa việc các thành viên NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine. Và khi ông Zelensky tiếp tục gây sức ép với các đồng minh để xin phép sử dụng vũ khí tầm xa mà họ cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga - thì nguy cơ Mỹ bị lôi kéo là khó tránh khỏi.
Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc bảo vệ Ukraine - nhưng nếu điều đó khiến Mỹ phải đối đầu trực tiếp với Nga, thì đó không còn là lợi ích chiến lược nữa. Nhìn vào các tính toán này, thì ông Trump hay ai lên làm Tổng thống Mỹ thì lợi ích của Mỹ vẫn là trên hết, không phải là Ukraine hay đồng minh châu Âu.
Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
0