Chiến sự ngày 28/9: Nga đẩy lùi 5 đợt tấn công Kursk
Ukraine mất hơn 370 quân, 8 xe bọc thép ở Kursk
"Trong ngày, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 370 binh sĩ, 8 xe bọc thép, bao gồm 1 xe tăng, 2 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley do Mỹ sản xuất và 5 xe chiến đấu bọc thép, cũng như 2 hệ thống pháo binh và 8 xe cơ giới", tuyên bố viết.
Theo phía Moscow, Kiev đã mất hơn 18.000 binh sĩ kể từ khi tấn công vào Kursk vào đầu tháng trước. "Kể từ khi bắt đầu giao tranh ở khu vực Kursk, Ukraine đã mất hơn 18.130 quân, 132 xe tăng, 97 xe bọc thép chở quân, 64 xe chiến đấu bộ binh, 842 xe chiến đấu bọc thép, 541 xe cơ giới và 145 khẩu pháo", tuyên bố nêu rõ.
"Kiev cũng mất 8 bệ phóng tên lửa, 31 hệ thống tên lửa phóng loạt, bao gồm 8 tổ hợp HIMAS và 6 bệ phóng pháo phản lực do Mỹ chế tạo, 37 hệ thống tác chiến điện tử, cũng như 5 xe vận tải - nạp đạn, 9 radar phản pháo, 2 radar phòng không và 18 thiết bị kỹ thuật, bao gồm 11 xe công binh chiến đấu, một xe rà phá mìn UR-77 và một xe bảo dưỡng và phục hồi bọc thép", Bộ Quốc phòng Nga cho biết chi tiết.
Trong thông báo hôm nay, Nga cho hay đã đẩy lùi 5 nỗ lực của quân đội Ukraine nhằm đột kích vào các khu vực khác ở Kursk trong ngày qua.
Nga đồng thời tuyên bố điều động máy bay tấn công các mục tiêu của Ukraine ở 19 khu định cư tại Kursk và 17 khu vực ở Sumy trên lãnh thổ Ukraine nằm giáp Kursk; đã ngăn chặn cuộc tấn công của Ukraine vào Lyubimovka và bẻ gãy 5 mũi phản công của Kiev gần Kremyanoye, Kamyshevka and Cherkasskoye-Porechnoye.
Tiêm kích Su-34 của Nga tấn công thành trì Ukraine ở Kursk
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố quân đội nước này đã đã phá hủy thành trì và hai xe chiến đấu bọc thép của Lực lượng Vũ trang Ukraine Ukraine ở Kursk.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh Su-34 đã tấn công vào binh sỹ và một thành trì của quân đội Ukraine tại khu vực biên giới của vùng Kursk. Cuộc tấn công vào các mục tiêu trinh sát được thực hiện bằng cách sử dụng bom trên không với mô-đun lập kế hoạch và điều chỉnh thông minh UMPC. Máy bay không người lái cảm tử Lancet đã phá hủy một xe chiến đấu bọc thép của lực lượng Ukraine ở Kursk. Sau khi phân tích thông tin tình báo nhận được, quân đội Nga quyết định khai hỏa và mục tiêu đã bị tiêu diệt ngay lập tức. Ngoài ra, máy bay không người lái Pacer của quân đội Nga cũng phá hủy một xe chiến đấu của phía Ukraine tại vùng Kursk khi quân đội Ukraine đang cố gắng giấu nó trong vành đai rừng ở khu vực biên giới của Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã bắn hạ hai tên lửa không đối đất Kh-59/69 và 69 máy bay không người lái. Một máy bay không người lái đã bay về phía Nga và ba máy bay đã biến mất khỏi radar trên lãnh thổ Ukraine.
Nga nêu điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện) Liên bang Nga, ông Andrei Kartapolov, ngày 28/9 tuyên bố việc phương Tây cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa sâu trong lãnh thổ Nga có thể là cơ sở cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân, nhấn mạnh hành động gây hấn của một quốc gia phi hạt nhân được một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hỗ trợ sẽ được xem như hành động tấn xâm lược nhằm vào Nga. Ông Putin cũng tuyên bố khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động xâm lược Liên bang Nga và Belarus, cũng như trong trường hợp phóng tên lửa hàng loạt.
Nghị sỹ Kartapolov giải thích rằng việc sửa đổi học thuyết hạt nhân của Nga sẽ khiến học thuyết trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn, phù hợp với thực tế hiện nay.
Trong một diễn biến khác, kênh Telegram Legitimny của Ukraine dẫn một nguồn thạo tin cho biết các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Theo nguồn tin, các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo văn phòng Tổng thống Zelensky và Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) về khả năng có thể xảy ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào Ukraine mà Nga được cho là đang chuẩn bị.
Mỹ để ngỏ khả năng Ukraine nhượng lãnh thổ đổi hòa bình
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington không loại trừ khả năng Ukraine phải đổi lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga. Phát biểu của ông John Kirby được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng diễn ra hôm 27/9.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện nay mà Ukraine không cần nhượng lãnh thổ cho Nga, ông Kirby cho rằng quyết định nằm ở nhà lãnh đạo Ukraine. Theo ông Kirby, Chính phủ Mỹ chỉ tập trung vào việc đảm bảo Ukraine có những gì cần thiết để thành công trên chiến trường, thay vì tham gia việc đưa ra các kịch bản thay thế cho cuộc xung đột hiện nay. Ông Kirby cũng xác nhận rằng Tổng thống Biden rất mong muốn cuộc chiến này kết thúc càng sớm càng tốt.
Trước đó, Tổng thống Biden đã công bố thêm gói viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ USD cho Ukraine trong cuộc gặp với Tổng thống Zelensky tại Phòng Bầu dục, sau khi nhà lãnh đạo Ukraine trình bày “kế hoạch chiến thắng” để giải quyết cuộc xung đột với Nga. Chi tiết của kế hoạch này chưa được công khai, song ông Kirby hé lộ đề xuất bao gồm các sáng kiến, bước đi và mục tiêu mà ông Zelensky tin rằng có thể chấm dứt xung đột và ngăn chặn Moscow trong tương lai.
Ông Trump cam kết một thỏa thuận tốt cho cả Nga, Ukraine
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nếu tái đắc cử, ông sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Ông Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp tại New York hôm 27/9. Đây là cơ hội để nhà lãnh đạo Ukraine có bài phát biểu cá nhân với ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, người đã nhiều lần phàn nàn về khoản tài trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine và tuyên bố ông sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm then chốt đối với Tổng thống Zelensky trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tuần này, nhà lãnh đạo Ukraine đã tìm cách thuyết phục chính quyền Tổng thống Biden rằng đất nước của ông vẫn có thể giành chiến thắng trong xung đột, miễn là Mỹ và đồng minh tăng cường đáng kể và nhanh chóng viện trợ quân sự.
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,9% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại so với quý trước đó.
Hàng trăm người dân Philippines đã phải sơ tán để tránh bão Man-Yi đang tiến về nước này.
Truyền thông Mỹ cho biết, tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ sớm công bố quyết định đề cử nhân sự vào các vị trí quản lý kinh tế then chốt trong nội các mới.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đề xuất thành lập một cơ chế trao đổi quốc tế để đưa ra các tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy sự tích hợp giữa Trí tuệ Nhân tạo (AI) và các ngành sản xuất.
Nga đã thông báo với Áo rằng sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine vào hôm nay (16/11), báo hiệu việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Liên minh châu Âu (EU) sắp kết thúc.
Lãnh đạo vùng Valencia, Tây Ban Nha, hôm qua đã có bài phát biểu trước các nhà lập pháp tại khu vực này, thừa nhận sai sót trong xử lý khủng hoảng lũ lụt. Thảm kịch xảy ra vào cuối tháng 10 vừa qua tại Valencia đã khiến hơn 200 người thiệt mạng.
0