Chiến sự ngày 30/9: Nga đạt thêm bước tiến ở Donbass
Nga giành thêm một ngôi làng ở Donbass
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng nước này đã giành quyền kiểm soát ngôi làng Nelipivka ở miền đông Ukraine, mở đường cho Moscow tiến vào thị trấn New York lân cận - khu vực có ý nghĩa phòng thủ và hậu cần mà Kiev tuyên bố giành được vào đầu tháng này. Theo số liệu thống kê chính thức, làng Nelipivka có dân số chỉ dưới 1.000 người trước khi xung đột bùng phát vào năm 2022. Ngôi làng này nằm ở phía Bắc thị trấn New York của Ukraine. Trong nhiều tháng qua, lực lượng Nga đã liên tục tiến quân khắp vùng Donbass, kiểm soát hàng loạt khu vực. Trong khi Ukraine đang phải vật lộn để ngăn chặn đợt tấn công, quân đội Nga tiếp tục tiến gần hơn đến thành phố Pokrovsk, một trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Kiev.
Các cuộc giao tranh của Nga và Ukraine ở miền Đông Ukraine đặc biệt khốc liệt ở khu vực gần thị trấn Vuhledar, nơi được gọi là “pháo đài” vùng Donbass. Thị trấn tiền tuyến này nằm cách khu vực Nga kiểm soát ở Donetsk khoảng 50km về phía Tây Nam và cách biên giới hành chính với tỉnh Zaporizhia khoảng 40km về phía đông. Việc mất Vuhledar sẽ gây ra mối đe dọa cho sườn phía nam của Pokrovsk.
Ông Sergei Shoigu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga và hiện là người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga đầu tháng này tuyên bố, lực lượng Nga đang tăng cường tốc độ tấn công ở Donbass, trong bối cảnh Ukraine mở chiến dịch đột kích vào tỉnh biên giới Kursk của Nga. Theo hãng tin Reuters, Nga hiện kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine kể từ khi mở chiến dịch quân sự hồi tháng 2/2022. Với tốc độ tiến công nhanh chóng, Nga hiện kiểm soát khoảng 80% diện tích vùng Donbass.
Thủ đô Kiev, Ukraine bị hàng loạt UAV tập kích
Theo tờ Kyiv Post, sáng sớm nay (30/9), quân đội Nga đã triển khai đợt tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào các thành phố của Ukraine, và mục tiêu chính là thủ đô Kiev. Nhiều quan chức địa phương bao gồm người đứng đầu chính quyền quân sự Kiev Serhiy Popko đã kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn.
Hãng thông tấn Ukrinform dẫn lời ông Serhii Popko cho biết, cuộc tấn công bằng máy bay không kéo dài suốt 5 giờ. Tất cả UAV nhắm vào Kiev đều bị vô hiệu hóa và không có ghi nhận về hư hại hoặc thương vong. Theo quan chức địa phương, không có cơ sở quan trọng nào ảnh hưởng dù cuộc tấn công đã gây hỏa hoạn tại nhiều khu vực. Trong khi đó, không quân Ukraine cho biết đã bắn hạ 67 trong số 73 UAV và 1 trong 3 tên lửa do Nga phóng.
Trong những tuần gần đây, Nga đã gia tăng triển khai cuộc tấn công bằng UAV vào Kiev. Điển hình, vào đêm ngày 26/9, hơn 15 UAV Nga được phát hiện gần thủ đô Kiev, và khoảng 10 chiếc trong số này đã bị phòng không Ukraine bắn hạ.
Đợt không kích rạng sáng nay của Nga diễn ra ngay sau khi Ukraine tuyên bố đã đưa hơn 100 UAV tấn công một kho vũ khí sâu bên trong lãnh thổ Nga. "Hậu quả của vụ tấn công là các kho đạn dược và tên lửa bị hư hại, dẫn đến tình trạng thiếu đạn dược cho các đơn vị quân đội của Nga”, một nguồn tin tiết lộ với hãng tin AFP.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày thông báo lực lượng phòng không đã phá hủy tổng cộng 125 UAV Ukraine, trong đó có 67 chiếc ở tỉnh Volgograd, song không đề cập thông tin kho đạn Kotluban bị tấn công. Tỉnh trưởng Volgograd Andrey Bocharov thông báo mảnh vỡ từ phi cơ Ukraine đã gây ra “những đám cháy cỏ khô’, không có thiệt hại về người hoặc cơ sở vật chất.
Nga huy động 133.000 lính nghĩa vụ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh huy động thêm 133.000 lính nghĩa vụ trong mùa thu. Sắc lệnh được ký chỉ 2 tuần sau khi Tổng thống Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga lên 2,39 triệu người, bao gồm 1,5 triệu quân nhân tại ngũ.
“Lệnh huy động quân được tiến hành từ ngày 1/10 đến 31/12. Công dân Nga trong độ tuổi 18-30 không thuộc diện dự bị và thuộc nhóm phải thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được huy động”, sắc lệnh viết.
Theo một quan chức thuộc Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga, toàn bộ lính nghĩa vụ sẽ được gửi tới các đơn vị huấn luyện của quân đội. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, họ sẽ được bố trí vào các lực lượng phù hợp với kỹ năng.
“Thời hạn nghĩa vụ quân sự theo chế độ tòng quân sẽ không thay đổi và sẽ là 12 tháng, và việc điều động quân nhân từ văn phòng nhập ngũ được lên kế hoạch từ ngày 15/10”, ông Vladimir Tsymlyansky, một quan chức thuộc Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga, cho biết.
Nga thường tiến hành gọi nhập ngũ 2 đợt vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 7 cho biết, tổng cộng 150.000 công dân Nga đã tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân mùa xuân.
Ukraine có thể sắp sa thải lãnh đạo tình báo quân sự
Truyền thông Ukraine đưa tin, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhiều khả năng sắp sa thải lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Kirill Budanov.
Tin đồn về việc cách chức tướng tình báo Budanov bắt đầu lan truyền sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky sa thải một nửa số thành viên nội các, bao gồm Ngoại trưởng Dmitry Kuleba và Phó Thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu Olga Stefanishina. Trang tin tức New Voice của Ukraine dẫn nguồn tin từ cơ quan hành pháp nước này cho hay, ông Zelensky có thể sẽ sớm sa thải giám đốc cơ quan tình báo quân đội, tướng Kirill Budanov. Nguồn tin cho biết, người kế nhiệm ông có thể đã được lựa chọn.
Nguồn tin nói rằng, dường như đã có “căng thẳng nghiêm trọng” giữa ông Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo (HUR) và chánh văn phòng của ông Zelensky, Andrey Yermak. Ông Yermak được xem là cánh tay phải đắc lực của ông Zelensky.
Theo một số nguồn tin khác mà New Voice tiếp cận được, người đứng đầu Cơ quan Tình báo nước ngoài, Oleg Ivashchenko, có khả năng sẽ kế nhiệm ông Budanov.
Hiện chưa có tuyên bố chính thức từ Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine - cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine.
Ông Budanov được bổ nhiệm làm giám đốc tình báo quân sự vào năm 2020 và trước đó từng giữ chức phó giám đốc Cục Tình báo nước ngoài. Năm ngoái, một tòa án ở Moscow đã phát lệnh bắt giữ ông Budanov với cáo buộc khủng bố. Khi đó, Moscow cáo buộc ông Budanov chỉ đạo hơn 100 vụ tấn công, trong đó có các vụ tấn công bằng máy bay không người lái, vào các hạ tầng dân sự của Nga.
Tổng thống Serbia: Nga nắm quyền chủ động trong xung đột Ukraine
Nga nắm quyền chủ động trong xung đột Ukraine, trong khi phương Tây ngày càng thấy khó khăn trong việc viện trợ cho Kiev, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với tờ Politico (Mỹ).
“Người Nga nắm quyền chủ động trên chiến trường. Lúc đầu, phương Tây nghĩ rằng họ dễ dàng đầu tư vào quốc phòng Ukraine và tài trợ cho chính quyền Kiev vì nền kinh tế của Nga sẽ bị suy yếu. Nhưng thực tế hiện nay, điều đó trở nên khó khăn hơn nhiều”, ông Vucic nói.
Theo tổng thống Serbia, các nhà lãnh đạo châu Âu không muốn nghe phân tích của ông về tình hình ở Ukraine vì họ tự coi mình là "những người thông minh nhất thế giới". Do đó, họ “không muốn nghe bất kỳ ai có suy nghĩ khác”, ông Vucic nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Serbia cũng cho ra rằng "chỉ những kẻ ngốc mới có thể nói" rằng ông là "một con rối của Nga hoặc một điệp viên của Nga". Ông Vucic cho biết ông đã gặp Tổng thống Vladimir Putin khoảng 20 lần và biết ông “khá rõ” nhà lãnh đạo Nga hơn bất kỳ nhà lãnh đạo châu Âu nào khác. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước Serbia nói thêm rằng ông đã không liên lạc với Tổng thống Nga trong hai năm rưỡi, không giống như một số nhà lãnh đạo châu Âu có liên lạc thường xuyên với Tổng thống Putin.
Trước đó, vào ngày 27/9, Tổng thống Serbia Vucic từng nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine cuối cùng sẽ kết thúc bằng việc chấm dứt các hành động thù địch như những gì diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, bằng một hiệp định đình chiến. Các bên có thể không tìm được giải pháp cơ bản cho cuộc xung đột trong nhiều thập kỷ tới.
“Không thể có hòa bình vì Nga hiện có lợi thế về mặt tâm lý trên chiến trường... Cuối cùng, sẽ có một cuộc xung đột bị đóng băng, kịch bản Triều Tiên xảy ra và sẽ không có giải pháp cuối cùng trong 10, 20 hoặc 30 năm nữa”, ông Vucic nói với hãng tin Serbia Informer bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) hôm 26/9.
Serbia có quan điểm trung lập về xung đột Nga - Ukraine. Serbia ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và coi nước này là một quốc gia thân thiện nhưng cũng từ chối áp đặt trừng phạt Nga bất chấp áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và EU.
Tổng thống Serbia Vucic nói thêm rằng phương Tây đã phạm sai lầm khi “đánh giá thấp” Nga và đặt cược vào Kiev để giành chiến thắng. Đầu tháng này, quân đội Ukraine thừa nhận rằng họ bị quân đội Nga áp đảo về số lượng và hỏa lực.
Về phần mình, chính quyền Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng việc bơm vũ khí vào Ukraine sẽ không làm suy yếu quyết tâm của Nga và sẽ không thay đổi tiến trình của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Nhà khoa học chính trị Anh Anatol Lieven cho rằng, dù muốn hay không, Ukraine sẽ phải ký một hiệp ước trung lập, đồng thời nhận được một số đảm bảo về an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
“Ngày càng có nhiều dấu hiệu ở Kiev cho thấy đây là điều tốt nhất mà Ukraine có thể đạt được và là kịch bản mà cuộc chiến này có thể kết thúc”, chuyên gia Lieven nhận định.
Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành ở Ukraine cho thấy, một bộ phận đáng kể dân số nước này sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ để đạt được hòa bình. Ông Lieven lưu ý rằng dư luận EU cũng đang dần chuyển hướng theo hướng ủng hộ việc nhanh chóng thiết lập hòa bình tại Ukraine. Ngoài ra, kết quả của cuộc xung đột có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng, một hiệp ước hòa bình có thể được ký kết khá nhanh chóng, theo chuyên gia Lieven.
Kamala Harris được dự đoán trở thành người kế nhiệm của đảng Dân chủ sau tuyên bố rút lui của ông Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bà là người phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên lên làm Phó Tổng thống. Với sự ủng hộ của ông Biden hiện tại, bất chấp những rào cản vô hình, Harris có tiềm năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Thăm dò dư luận tại các bang “chiến trường” cho thấy, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang bám đuổi nhau rất sít sao, khiến cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên rất khó đoán định.
Threads - nền tảng mạng xã hội mới của Meta, có lượng người dùng tăng 175% so với mức 100 triệu năm ngoái, đánh dấu một bước tiến ấn tượng.
Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Donald Trump có thể khiến giá nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng vọt.
Kamala Harris và Donald Trump – hai ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang có những quan điểm, tầm nhìn khác biệt cho tương lai nước Mỹ. Và con đường đi tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của họ cũng rất khác biệt.
Nhóm chiến dịch của bà Harris cho biết tính đến 11h sáng ngày 5/11 (giờ địa phương), nhân viên và tình nguyện viên của nhóm đã gõ cửa hơn 100.000 ngôi nhà trên khắp bang chiến trường Pennsylvania.
0