Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại !?
Gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nga – Đức
Đài truyền hình RT của nhà nước Nga ngày 1/3 đã công bố đoạn ghi âm dài 38 phút về cuộc trò chuyện giữa bốn sĩ quan quân đội Đức về cách quân đội Ukraine có thể sử dụng tên lửa hành trình Taurus nếu Đức cung cấp vũ khí.
Theo Tổng biên tập RT Margarita Simonyan, giọng nói trong đoạn ghi âm là của người đứng đầu Lực lượng Không quân Đức, Tướng Ingo Gerhartz; phó tham mưu trưởng, Chuẩn tướng Frank Graefe; và hai nhân viên từ Trung tâm điều hành không quân của Bộ chỉ huy vũ trụ Đức.
Trong đoạn ghi âm, các sỹ quan Đức tranh luận về việc có nên gửi loại vũ khí này tới Ukraine hay không, cũng như các kịch bản có thể trong trường hợp Kiev sử dụng vũ khí này để tấn công cầu Crimea có tầm quan trọng chiến lược. Ngoài việc sử dụng tên lửa Taurus, các quan chức Đức được cho là còn đề cập đến sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài ở Ukrane để giúp Kiev vận hành vũ khí do phương Tây cung cấp.
Cuộc trò chuyện diễn ra trên nền tảng trực tuyến không được mã hoá WebEx, và Bộ Quốc phòng Đức xác nhận các tướng không quân đã bị nghe lén. Nội dung đoạn băng bị rò rỉ khiến Đức phải ngay lập tức xem lại hệ thống tình báo và phản gián. Thế nhưng, Berlin cũng đang phải đối diện với những vấn đề rất lớn.
Nga ngay lập tức đã triệu đại sứ Đức sau khi đoạn băng ghi âm được công bố. Điện Kremlin khẳng định đoạn ghi âm bị rò rỉ cho thấy “sự tham gia trực tiếp của tập thể phương Tây” vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Ông Dmitri Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin nói: “Đoạn ghi âm cho biết trong quân đội Đức, các kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga đang được thảo luận một cách thực chất và cụ thể”. Còn theo Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev, “Đức đang chuẩn bị cho chiến tranh với Nga”.
Với các đồng minh, Đức đang bị coi là không trung thực. Trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ trước đến nay đều miễn cưỡng với khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine, bất chấp sức ép từ các đồng minh thì việc đoạn băng được công khai, việc quân đội Đức công khai thảo luận về việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine phản ánh thực tế rằng quan chức Đức hành động khác với tuyên bố của Thủ tướng.
“Bóng ma” chiến tranh Lạnh quay trở lại?
Không chỉ dừng lại ở quan hệ với một quốc gia, mối quan hệ giữa Nga và cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng được cho là đang ở mức xấu nhất từ trước đến nay. Từ ngày 4/3, NATO đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên lãnh thổ Bắc Âu, ngay sát biên giới Nga. Cuộc tập trận có tên gọi “Phản ứng Bắc Âu 2024” do Na Uy dẫn đầu, dự kiến kéo dài gần hai tuần tại các khu vực phía bắc Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển với sự tham gia của hơn 20.000 binh sĩ từ 13 quốc gia.
Theo quân đội Phần Lan, với sự tham gia của hơn 4.000 binh sĩ, “Phản ứng Bắc Âu 2024” là cuộc tập trận đầu tiên mà Phần Lan tham dự với tư cách một quốc gia thành viên NATO, cũng là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất từ trước đến nay mà nước này từng tham gia. Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.340 km với Nga, đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023, chấm dứt nhiều thập kỷ duy trì chính sách không liên kết quân sự. Trong khi đó, nước láng giềng Thụy Điển vừa trở trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Cuộc tập trận trên toàn Bắc Âu là một phần của “Người bảo vệ kiên định 2024”, cuộc tập trận quy mô nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, mà NATO đang tiến hành kể từ tháng 1. Cuộc tập trận huy động 90.000 quân nhân từ 31 thành viên NATO và Thụy Điển, với hơn 50 tàu - từ tàu sân bay đến tàu khu trục, cùng với hơn 80 máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái cùng ít nhất 1.100 phương tiện chiến đấu tham gia, nhằm kiểm tra khả năng triển khai lực lượng của liên minh này và huấn luyện kế hoạch phòng thủ mới của NATO.
Ông Christopher Cavoli - Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu cho biết: “Liên minh sẽ thể hiện năng lực củng cố khu vực châu Âu - Đại Tây Dương thông qua việc di chuyển lực lượng xuyên Đại Tây Dương từ Bắc Mỹ. Việc tăng cường này sẽ diễn ra dựa trên kịch bản xung đột giả định chống lại một đối thủ ngang tầm.”
Nga gọi cuộc tập trận của NATO ngay trên lãnh thổ các quốc gia sát biên giới với Nga là một sự khiêu khích tập thể, có thể kích động một cuộc chiến tranh thế giới mới. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ ra đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy chính sách chống Nga của phương Tây hiện đã lên đến đỉnh điểm.
Rủi ro tăng cao từ đối đầu Nga – NATO
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, quy mô của cuộc tập trận đánh dấu sự “trở lại không thể thay đổi” của NATO đối với các kế hoạch Chiến tranh Lạnh. Ba từ “Chiến tranh Lạnh” đã một lần nữa được phía Nga nhắc lại sau lần đầu tiên đề cập vào tháng 7/2023, khi Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo nhấn mạnh NATO đã quay trở lại với các kế hoạch của thời Chiến tranh Lạnh.
Căng thẳng Nga - NATO hiện nay theo sau một loạt các diễn biến đáng chú ý trong nhiều tháng qua. Tháng 11/2023, Nga rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, đây là cơ chế quan trọng để thiết lập thế cân bằng quân sự, giới hạn số lượng phương tiện chiến đấu trên khu vực, tránh các bên tập trung lực lượng quy mô lớn để tấn công chớp nhoáng. Trong khi đó, NATO đạt được nhiều bước tiến trong mở rộng khối, với Phần Lan gia nhập và Thụy Điển đã trở thành thành viên chính thức của liên minh.
Bà Aylin Matle tại Hội đồng chính sách đối ngoại Đức nhận định: “Tôi cho rằng đối đầu quân sự giữa Nga và NATO đã tăng cao hơn kể từ năm 2022 và có thể nói ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.”
Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra tháng 2/2022, NATO đẩy mạnh các hoạt động củng cố lực lượng, tăng cường năng lực quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng các nước thành viên NATO liên tục tăng. Ba Lan tăng chi tiêu quân sự ở mức 4% GDP vào năm 2023. Đức cải tổ học thuyết quốc phòng, lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ. Một số nước hồi đầu tháng này cũng đã thống nhất mua tới 1.000 tên lửa Patriot nhằm tăng cường hệ thống phòng không của châu Âu.
Về phần mình, chỉ trích việc NATO điều quân và khí tài quân sự áp sát biên giới Nga gây ra mối đe doạ rõ ràng đối với nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định tuyên bố của Phương Tây rằng quân đội Nga sau chiến thắng ở Ukraine sẽ “đến các nước Baltic, Phần Lan và các nước NATO khác” là nhằm mục đích đạt được sự phân bổ hỗ trợ mới cho Kiev, còn bản thân Nga ‘không có mong muốn, về quân sự, về chính trị hay kinh tế cần phải tấn công bất kỳ ai”.
Để phản ứng, Nga đã thành lập 2 quân khu chiến lược Leningrad và Moscow giáp biên giới NATO ở phía tây và tây bắc của Nga để đối phó với mối đe dọa từ NATO.
Các chuyên gia cho rằng những nguy cơ ngày càng tăng từ đối đầu Nga - NATO đang khiến châu Âu có thể bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Một cuộc chạy đua vũ trang có thể sẽ diễn ra - viễn cảnh mà không quốc gia nào mong muốn, có thể khiến quan hệ Nga - NATO đi vào ngõ cụt; đồng thời, tạo những kịch bản nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.
Ngày 1/11, Mỹ đã thông báo về một gói viện trợ bổ sung cho Ukraine, trị giá 425 triệu USD và sẽ cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà họ đang rất cần, bao gồm các loại tên lửa phòng không, đạn pháo và hệ thống phóng tên lửa đa nòng, xe bọc thép và vũ khí chống tăng.
Ngày 1/11, Mỹ thông báo sẽ triển khai máy bay ném bom B-52, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu và tàu khu trục hải quân tới Trung Đông.
Quân đội Israel ngày 1/11 cho biết, Izz al-Din Kassab, một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Vào sáng sớm hôm 1/11, Israel đã tiến hành loạt không kích mạnh mẽ nhắm vào khu vực phía Nam Beirut sau khi phát lệnh sơ tán cư dân.
Ngày 01/11, quân đội Nga cho biết đã kiểm soát thêm 20km vuông ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Máy bay không người lái thuộc Nhóm tác chiến phía Tây của Nga cũng đã tấn công UAV, ngăn chặn cuộc luân chuyển quân qua đêm của quân đội Ukraine tại một cứ điểm ở Kharkov.
Israel xác nhận vụ tấn công ngày 31/10 của lực lượng Hezbollah vào khu vực phía bắc Israel đã khiến 7 dân thường thiệt mạng, đánh dấu một trong những ngày có thương vong nặng nề nhất trong năm 2024.
0