Chiều 28/7, tuyên án 54 bị cáo vụ 'chuyến bay giải cứu'

Chiều hôm nay (28/7), tòa án sẽ tiến hành tuyên án đối với 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu. Ngoài số tiền đưa và nhận hối lộ, suốt những ngày diễn ra phiên toà, dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước những lời khai, màn đối chất giữa các bị cáo.

Trước đó, trong 13 ngày xét hỏi và luận tội, HĐXX cơ bản làm rõ hành vi phạm tội của từng bị cáo.

Trong quá trình điều tra đến khi bị đưa ra xét xử, bị cáo trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' và gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả hơn 120 tỷ đồng và 1,85 triệu USD.

Riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 90 tỷ đồng. Theo đó, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) với 253 lần, nhận tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 30 tỷ đồng. Tại tòa, luật sư bào chữa cho ông Kiên cho biết, vợ bị cáo đang đi nộp thêm số tiền khắc phục 8 tỷ đồng. Kiên bị Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình.

Bị cáo Vũ Anh Tuấn (Phó trưởng phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an), bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng, hưởng lợi 22,8 tỷ đồng. Khi vụ án bị khởi tố, ông Tuấn đã trả lại cho một số doanh nghiệp khoảng 3,1 tỷ đồng. Đến nay ông Tuấn cùng gia đình nộp cho cơ quan điều tra 20 tỷ đồng. Còn cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã nộp khắc phục 16 tỷ trong tổng số 21,5 tỷ đồng đã nhận từ các doanh nghiệp.

Một số bị cáo khác như: Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) nộp hơn 4,4 tỷ đồng; Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nộp hơn 3,1 tỷ đồng; Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỷ đồng.

Những người nhận hối lộ nhiều, song nộp ít nhất có Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao), bị cáo buộc nhận 25 tỷ đồng nhưng mới nộp khắc phục 900 triệu đồng; Đỗ Hoàng Tùng (cựu Cục phó Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) mới nộp lại hơn 200 triệu đồng trong tổng số hơn 12,2 tỷ đồng đã nhận.

Đối với nhóm bị cáo “nhận hối lộ” chưa nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả, viện kiểm sát cho rằng cần tiếp tục truy thu, tiếp tục phong tỏa tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Cụ thể, viện kiểm sát đề nghị tiếp tục truy hơn 24 tỷ đồng nhận hối lộ của Nguyễn Thị Hương Lan. Tiếp tục kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc ô tô Lexus đứng tên bà Lan.

Cạnh đó, Viện kiểm sát cũng phong tỏa gần 20 tỷ và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng. Hai căn chung cư của gia đình cựu ông Tùng bị đề nghị dừng mua bán chuyển nhượng.

Ở nhóm “môi giới hối lộ”, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Thiếu tướng, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) đã nộp khắc phục hậu quả 1,85 triệu USD. Ông này bị buộc môi giới hối lộ hơn 2,6 triệu USD (tương đương 61 tỷ đồng).

Riêng Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) bị cáo buộc lừa đảo, chạy án, chiếm đoạt số tiền 800 nghìn USD (tương đương 18,8 tỷ đồng). Đến nay, Hưng chưa khắc phục đồng nào, quá trình xét xử ông Hưng không nhận tội, kêu oan.

Theo Viện kiểm sát, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị cáo đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".

Thống kê của Viện kiểm sát cho thấy, 25 người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận hối lộ, hưởng lợi bất chính gần 175 tỷ đồng; 23 người là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng; 4 người môi giới hối lộ gần 75 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng này đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Đã đến lúc các hành vi trốn thuế này cần bị xử lý nghiêm.

Đối tượng Nguyễn Hồng Nhung khai nhận đi lên phố cổ quận Hoàn Kiếm chụp ảnh thì thấy một đoàn xe đi qua liền đuổi theo xem có ai quen không? Thấy cả đám hô chạy thì Nhung cũng chạy theo vì không đội mũ bảo hiểm và đã gây ra tai nạn cho chị N.N.Q.

Tình huống được camera hành trình ghi lại vào tối ngày 2/11 trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Chiếc xe máy đi ngược chiều phóng nhanh ở làn đường cho phép ô tô đi với tốc độ tối đa 120km/h.

Tại phiên phúc thẩm giai đoạn 1, ngoài kháng cáo bản án tử hình về hành vi tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng của SCB, bà Trương Mỹ Lan xin tòa phúc thẩm miễn 673 tỷ đồng án phí.

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an huyện Tân Biên sang hỗ trợ chữa cháy tại một casino khu vực biên giới ở nước bạn Campuchia, cứu 4 người bị thương.

Vì thiếu quan sát khi di chuyển trên Đại lộ Thăng Long, lái xe ô tô đã đâm mạnh vào một xe máy đang rẽ trái khiến người này bị ngã xuống đường.