Chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chiều mai (29/11), Bộ sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang là thông tin thu hút sự quan tâm dư luận xã hội. Đây là năm đầu tiên có học sinh tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngày 14/11, Bộ GD&ĐT đã đề xuất tại Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với bốn môn thi.

Cụ thể, mỗi thí sinh thi bốn môn, trong đó có hai môn bắt buộc là toán, ngữ văn; hai môn còn lại thí sinh tự chọn trong số các môn học ở lớp 12, gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Theo Bộ GD&ĐT, đây là phương án tổ chức thi gọn nhẹ, giảm tải nhất, đồng thời cũng sẽ giải quyết được tình trạng mất cân bằng của việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Theo thống kê của Bộ, trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT hằng năm, tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của ba năm gần đây như sau: năm 2021 chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96%; năm 2023 chiếm 67,64%.

Bộ GD&ĐT vẫn sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.