Chiều cao người Việt Nam cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi giai đoạn 2021-2023 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là trên 18%, trong đó, thiếu vi chất còn cao như vitamin A,D, canxi. Đây là nội dung được đề cập tại Hội thảo khoa học vai trò của Vitamin D3 và K2 hỗ trợ cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Hội thảo do Tổng hội Y học Việt Nam và Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức.
Theo một số nghiên cứu, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vẫn ở mức cao như vitamin D là 31,1%, canxi là 60%. Yếu tố đầu tiên quyết định chiều cao của trẻ là di truyền chiếm khoảng 23%, nhưng dinh dưỡng lại chiếm tới 32% trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí có thể nhiều hơn vì với trẻ dưới 5 tuổi, yếu tố dinh dưỡng sẽ chi phối chính khả năng phát triển chiều cao hơn là yếu tố gen. Tiến sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi ở ruột thêm 50%, tái hấp thụ caxi ở thận, điều hòa quá trình tạo và hủy xương, hỗ trợ nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp bảo vệ đường ruột. Thiếu hụt vitamin D là gia tăng các bệnh còi xương, loãng xương và các bệnh mãn tính. Sự kết hợp của hai loại vitamin K2 và D3 có thể hỗ trợ hấp thu canxi vào xương, giúp tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương, đồng thời giảm tình trạng lắng đọng canxi tại các mạch máu, mô mềm.
Các chuyên gia cảnh báo suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thế chất và trí tuệ của trẻ, đồng thời tác động tiêu cực đến tầm vóc và sức khỏe trong tương lai. Do đó cần có chiến lược sàng lọc, can thiệp quyết liệt để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mới đây, cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tính từ đầu năm, trong đó TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong.
Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.
Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.
0