Chiều nay, công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024
Theo kế hoạch, từ ngày 13/8, Bộ GD&ĐT tiến hành lọc ảo nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên toàn quốc. Quy trình lọc ảo được thực hiện nhằm xác định nguyện vọng trúng tuyển cao nhất của thí sinh. Việc lọc ảo sẽ kết thúc trước 17h ngày 17/8.
Ở mỗi lần lọc ảo, phần mềm sẽ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Các trường sau đó điều chỉnh điểm chuẩn và danh sách thí sinh cho sát chỉ tiêu, rồi tải lên hệ thống để tiếp tục lọc.
Sau phiên lọc ảo toàn quốc lần cuối cùng, các trường đại học tải kết quả xử lý nguyện vọng và chuẩn bị cho việc công bố điểm chuẩn.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trước 17h ngày 17/8, các trường sẽ nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống, rà soát và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 theo lịch chung.
Chậm nhất đến 17h ngày 19/8, các trường đại học phải hoàn thành việc công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phải quy định tất cả thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
Hàng loạt trường đại học dự kiến sẽ công bố điểm chuẩn vào 17/8, ngay sau khi có kết quả lọc ảo lần cuối cùng như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Nha Trang, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ TP.HCM...
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ công bố điểm chuẩn vào ngày 18/8, gồm: Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Kiến trúc TP.HCM, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Văn Hiến, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)...
Các trường công bố điểm chuẩn vào ngày 19/8 gồm: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược TP.HCM...
Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.
Năm nay, hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT ghi nhận hơn 733.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển (tương đương 68,5% so với số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024). Trong đó, thí sinh đăng ký vào các khối ngành: Kỹ thuật công nghệ, Máy tính, Công nghệ thông tin tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là khối ngành Sư phạm; sau đó là khối ngành Nhân văn, Sức khỏe.
Sau lần lọc ảo đầu tiên, nhiều trường đại học cho biết có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 tăng vọt, có trường tăng gấp đôi. Cùng với điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tăng, nhiều trường đại học dự báo điểm chuẩn sẽ có nhiều thay đổi so với năm ngoái.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non. Theo dự thảo này, sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường.
Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.
Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.
0