Chiêu thức 'hiểm' chiếm đoạt nghìn tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí
Đại gia Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970) trú tại số 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, quận 7, TP. Hồ Chí Minh, sở hữu hai hệ sinh thái, gồm: Tập đoàn Capella có 28 Công ty “con” hoạt động về lĩnh vực bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và Tập đoàn giáo dục Văn Lang có 7 đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục. Trong đó, giữ vai trò trung tâm là hai công ty mẹ gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Capella.
Theo kết luận điều tra, bị can Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Văn Lang và Công ty Capella) quen biết với Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) từ năm 2017 – 2020. Trong khoảng thời gian này, Trương Mỹ Lan đã hợp tác đầu tư một số dự án, mua cổ phần ở một số doanh nghiệp của Trí.
Qua đó, Trí đã nhiều lần nhận tiền của bà Lan thông qua người giúp việc tổng cộng 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, hai bên thống nhất mua bán chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su công nghiệp với giá 45 triệu USD. Bị can Lan sau đó đã thanh toán cho Trí số tiền 21,25 triệu USD, tương đương hơn 476 tỉ đồng để mua 31,22% vốn điều lệ mà Trí sở hữu tại doanh nghiệp này.
Do Cổ phần Công ty Cao su Công nghiệp chưa được chuyển nhượng trong vòng 5 năm nên Trí và Lan thống nhất ký “Hợp đồng ủy thác đầu tư” và để Hồ Quốc Minh (là người quen, môi giới của Trương Mỹ Lan) và người thân quen của Trí đứng tên trên hợp đồng.
Tiếp đó, Lan thỏa thuận với Trí mua 100% vốn điều lệ tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh với giá 3.000 tỷ đồng. Trương Mỹ Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho Trí, tổng cộng 20 triệu USD, tương đương hơn 463 tỷ đồng. Trí khai, thực tế mới nhận một triệu USD, còn 19 triệu USD chỉ ghi nhận tiến độ thanh toán nhưng chưa nhận tiền.
Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận để Lan tham gia đầu tư vào dự án tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh), thanh toán tiền theo tiến độ phát sinh chi phí và bị can Lan đã hai lần thanh toán cho Trí, tổng cộng 9,5 triệu USD.
Theo kết luận của cơ quan tố tụng, do nhận khoản tiền đầu tư và vay nhưng không có giấy tờ, biên nhận nên đầu năm 2021, Nguyễn Cao Trí gặp Trương Mỹ Lan để thống nhất chốt các khoản đầu tư đã nhận tổng cộng 1.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo tín nhiệm, Trí thống nhất chuyển cho Lan 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang và thống nhất với Lan để ông Hồ Quốc Minh (người được giao liên hệ với Trí) đứng tên sở hữu cổ phần. Đại gia Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo soạn thảo, yêu cầu nhân viên ký các biên bản và bản thân bị can này ký Giấy chứng nhận cho ông Minh sở hữu 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang (đứng tên hộ cổ phần cho Trương Mỹ Lan).
Tuy nhiên, sổ sách hệ thống kế toán không ghi nhận việc thanh toán 1.000 tỷ đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ nêu trên. Sau khi Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam, Trí chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang đã ký theo thỏa thuận với nữ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.
Tiếp đó, Nguyễn Cao Trí hẹn gặp Hồ Quốc Minh tại quán cà phê Starbucks trong sân bay Tân Sơn Nhất và yêu cầu Minh ký hồ sơ thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang và bản thanh lý Hợp đồng ủy thác đầu tư 31,22% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp nêu trên.
Như vậy, trong khi Trí không trả cho bà Lan số tiền 1.000 tỷ đồng theo thống nhất giữa hai bên nhưng đã tự ý lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý Hợp đồng ủy thác đầu tư trị giá 1.000 tỷ đồng, không trao đổi để được sự đồng ý của Lan nhằm xóa bỏ quyền sở hữu đối với 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang. Qua đó, Trí đã chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng đã nhận của Trương Mỹ Lan (tương đương 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang như đã thống nhất với Trương Mỹ Lan).
Quá trình điều tra, ban đầu bị can Trí ngoan cố, không thừa nhận chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan. Ngoài ra, đại gia này còn cho rằng bà Lan vu khống, bôi nhọ danh dự của mình. Cũng chính vì thế mà Trương Mỹ Lan có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi trên của Nguyễn Cao Trí và thu hồi số tiền 1.000 tỷ đồng để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo lời khai của Trương Mỹ Lan, bị can này xác nhận đưa cho Nguyễn Cao Trí nhiều lần tiền để đầu tư thông qua người giúp việc của mình. Khi nhận tiền, Trí đều gọi điện báo lại, tổng số tiền đưa là 1.000 tỷ đồng.
Nữ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát khẳng định, không có việc Trí nhận 827 tỷ đồng và được tính lãi 173 tỷ đồng hai năm. Đến nay, bị can Lan vẫn khẳng định Trí giữ 1.000 tỷ đồng của mình theo Hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang. Lan không biết và không được trao đổi về việc thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng ủy thác đầu tư với đại gia Nguyễn Cao Trí.
Tuy nhiên, sau bị khởi tố, bị can Trí thừa nhận hành vi phạm tội và có đơn đề nghị gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả. Gia đình bị can Trí đã nộp hơn 640 tỷ đồng.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
0