Chiêu trò thổi giá nhà đất vẫn tiếp tục diễn ra

Thời gian gần đây thị trường bất động sản lại tiếp tục có xu hướng bị lũng đoạn với chiêu trò tạo khan hiếm để thổi giá, sau một thời gian ngắn có dấu hiệu chững lại. Những thông tin về cơn sốt đất nền vùng ven hay chung cư nội đô thiết lập mặt bằng giá mới đang phủ sóng rộng rãi trên mạng xã hội, tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân.

Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội tại Đông Anh với điểm nhấn là tháp tài chính cao 108 tầng đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều người dân. Từ khi dự án này được công bố triển khai vào cuối năm ngoái, giá đất xung quanh bắt đầu rục rịch tăng. Thế nhưng, mức giá lên tới 60 đến 75 triệu đồng/m2 như quảng cáo trên các trang giao dịch là không đúng thực tế.

Trong khi đó, ở nội đô giá chung cư thứ cấp được thổi tới hơn 100 triệu đồng/m2. Đó là mức giá ở đang được chào bán ở các chung cư khu Tây Hồ Tây. Còn một số chung cư được gắn mác là “cao cấp” khác cũng đang được đẩy giá lên mức 60-90 triệu đồng/m2.

Khi thu nhập trung bình của người dân là hơn 150 triệu đồng/năm, nghĩa là tăng khá chậm, thì tốc độ tăng giá chóng mặt của chung cư được cho là phi lý, không sát với thực tế. Vậy liệu thị trường có nóng đúng như vậy hay không?

Thị trường không nóng như lời đồn. Bản tin Nhà đất và Đầu tư cũng đã có một loạt phản ánh về thực trạng này, đơn cử như đất nền Hoài Đức không có chuyện “sốt nóng” như tin đồn.

Mức giá lên tới 60 đến 75 triệu đồng/m2 như quảng cáo trên các trang giao dịch là không đúng thực tế.

Chung cư giá cao nhưng thực tế lại rất ít giao dịch, hầu như là giá ảo và giao dịch ảo. Hay như việc giao dịch tại văn phòng đăng ký đất đai tăng đột biến do thị trường mua bán BĐS sôi động, thực chất đều không như thông tin trên nhiều trang mạng phản ánh.

Theo số liệu từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, số lượng hồ sơ biến động trong tháng 4/2024 là hơn 3.900 hồ sơ, nhưng sang tháng 5 /2024 giảm còn hơn 3.800 hồ sơ. Tuy nhiên phần lớn trong số đó liên quan đến lĩnh vực trao tặng, giải chấp, đính chính biến động thửa đất.

Ai là người thổi giá? - Thị trường đang bị thổi giá mà bàn tay thao túng ở đây có sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận môi giới BĐS, các đơn vị cung cấp phát triển BĐS và nhà đầu cơ. Với những chiêu trò không còn mới mẻ như thiết lập mặt bằng giá mới, tạo giao dịch ảo để khách hàng thấy rằng thanh khoản cao, hay đưa ra các bài rao khan hiếm sản phẩm…

Ngoài ra, nhiều người còn lợi dụng những quy định mới sắp được áp dụng, như việc siết phân lô bán nền, đưa ra những cách hiểu không đúng về bản chất: giá đất sẽ tăng do nguồn cung khan hiếm.

Chính chúng tôi cũng không ngờ rằng có những cái dự án của mình ví dụ như trước kia chúng tôi bán ra là 32 triệu. Bây giờ người ta ở, tính từ năm 2017, đến nay là 7-8 năm, mà người ta bán lại 60 triệu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.