Chiêu trò 'trả giá cao, tạo sốt ảo' qua đấu giá đất

Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ. Lượng người tham gia và số hồ sơ đăng ký cao nhất từ trước tới nay. Giá trúng các thửa đất cũng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực.

Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” qua cuộc đấu giá này.

Bất chấp nắng nóng, hơn 1.500 người vẫn xếp hàng dài để đợi làm thủ tục đấu giá. Lượng hồ sơ tham gia đấu giá 68 thửa đất cũng lên tới hơn 4.200 hồ sơ. Một con số kỷ lục cả về số khách hàng và số hồ sơ cho một cuộc đấu giá đất không chỉ ở Thanh Oai mà còn ở các quận huyện khác của Thủ đô.

Giá khởi điểm thấp, nhưng giá trúng lại bị đẩy cao đến mức phi lý. Phần đông người đều ngỡ ngàng và thất vọng khi chứng kiến giá trúng các thửa đất. Lô thấp nhất có giá 52 triệu đồng 1m2. Lô góc được xem là đẹp lên tới hơn 100 triệu đồng 1m2, gấp tới hơn 8 lần so với giá khởi điểm ban đầu.

Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” đã được nhiều người chỉ thẳng qua cuộc đấu giá này. Đối tượng đầu cơ đất tại khu vực xung quanh sẽ được hưởng lợi nếu mặt bằng giá mới được thiết lập.

Thực tế cho thấy, vị trí đất đấu giá ở thôn Thanh Thần chỉ nằm ở mặt đường liên xã Thanh Cao, cách trung tâm Thành phố tới 30km và khá xa Quốc lộ 21B. Giá tại đây nhiều năm qua không có biến động lớn. Như khu đất Cao Mật Hạ cũng nằm trên địa bàn. Đấu giá từ năm 2021, giá trúng chỉ từ 25 - 35 triệu đồng 1m2. Tuy nhiên đến nay, mới có duy nhất một hộ xây nhà để ở, cho thấy đất ở đây đang bị đầu cơ.

Giá trúng các thửa đất cũng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực.

Ngay sau cuộc đấu giá, đất tại khu vực này đang được rao bán với giá bằng giá trúng cộng mức chênh từ 200 - 500 triệu đồng/lô, tùy diện tích và vị trí. Được biết, 66/68 lô đất đều do người bên ngoài huyện Thanh Oai đấu trúng để đầu cơ.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng các suất trúng đấu giá liên tục bị mua đi bán lại không phải hiếm. Nhưng nếu trúng đấu giá cao rồi bỏ cọc để lợi dụng thiết lập mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh là hành vi cần phải được kiểm tra, xử lý nghiêm.

Khu đất đấu giá ở xã Thanh Cao huyện Thanh Oai chỉ có mức khởi điểm từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m2. Theo quy định, khách hàng tham gia đấu phải đặt cọc cao nhất cũng chỉ 200 triệu đồng. Số tiền không đáng kể gì nếu giới đầu cơ bỏ cọc nhưng thoát được hàng khi bán những thửa đất quanh khu vực với giá cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với đất chuyên trồng lúa.

Để tập trung cho công tác phòng chống lũ, huyện Mê Linh đã có thông báo thay đổi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Theo đó, cuộc đấu được lùi sang ngày 18/9 thay vì ngày 12/9 như phương án ban đầu.

Tại cuộc đấu giá 47 thửa đất ở huyện Phúc Thọ vào chiều 10/9, có thửa đất đã được trả ở mức rất cao, lên tới 69,8 triệu đồng/1m2. Đáng nói là các lô đất còn được rao bán ngay tại khu vực tổ chức đấu giá khi mà cuộc đấu còn chưa bắt đầu.