Chính phủ bãi bỏ một số Nghị quyết phòng chống dịch Covid-19
Tại Nghị quyết số 174/NQ-CP ngày 28/10/2023 của Chính phủ đã bãi bỏ toàn bộ 9 nghị quyết (bao gồm 8 nghị quyết năm 2021 và một nghị quyết ban hành năm 2022, đồng thời bãi bỏ một phần bốn nghị quyết phòng, chống dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành. Nghị quyết số 174 có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Danh mục văn bản bãi bỏ toàn bộ bao gồm:
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phong, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chổng dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV.
- Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phòng, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quá dịch Covid-19".
- Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19.
Danh mục văn bản bãi bỏ một phần gồm có:
Tại Việt Nam, từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/01/2020), đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 trường hợp tử vong. Việt Nam cũng đã tiêm 266.532.582 liều vắc xin phòng COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới. Liên quan đến dịch COVID-19, ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023; các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B. Cùng ngày 19/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm đối với COVID-19 làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023. |
(Tổng hợp)
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng người mắc sởi đến khám và điều trị.
Việt Nam có khoảng 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV mỗi năm, trong đó hơn 2.500 phụ nữ tử vong.
Bệnh viện Hữu Nghị vừa tổ chức hội nghị khoa học quốc tế năm 2025, cập nhật các tiến bộ mới trong điều trị bệnh tật, chăm sóc người cao tuổi.
GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa ra bốn biện pháp trọng tâm để ngăn chặn dịch sởi.
Bộ Y tế rà soát để bổ sung một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu vẫn hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) mà không cần giấy chuyển viện.
Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.
0