Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật

Sáng 11/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2023.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, được chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chính phủ đã dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức 25 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Chính phủ đã cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật và các nội dung liên quan để trình các cấp có thẩm quyền; ban hành hàng trăm nghị định, chỉ đạo ban hành các thông tư để hướng dẫn thi hành các luật.

Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo Thủ tướng, đây là những nội dung quan trọng, cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, vượt qua các khó khăn, thách thức, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xuất nhập cảnh, các luật liên quan chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Phiên họp chuyên đề về xây pháp luật tháng 4/2024 là phiên họp thứ tư của năm 2024 và phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ; xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với hai nội dung quan trọng để sớm trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tại phiên họp các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.