Chính phủ Pháp sụp đổ: Kết cục được lập trình sẵn
Uy danh lừng lẫy của một cây đại thụ trên chính trường nước Pháp và trong EU không cứu vãn được ông Barnier tránh được kết cục trên. Lá phiếu của 331 trong tổng số 574 dân biểu Quốc hội Pháp đã làm cho chính phủ của ông sụp đổ.
Nguyên nhân khiến ông phải từ chức là chuyện thông qua kế hoạch Ngân sách Nhà nước trong Quốc hội. Ông Barnier chủ trương tiết kiệm chi tiêu Ngân sách Nhà nước 60 tỷ Euro nhưng cả cánh tả lẫn cánh hữu trong Quốc hội Pháp đều phản đối. Ở các nơi khác trên thế giới thường thấy tình trạng ngược lại, tức là Chính phủ muốn tăng chi tiêu ngân sách nhưng bị Quốc hội bác bỏ.
Chuyện bất đồng quan điểm giữa Chính phủ của ông Barnier và hai phe trên trong Quốc hội vốn ở hai rìa của quang phổ chính trị nhưng hợp lại chiếm đa số áp đảo trong Quốc hội chỉ là màn kịch diễn trong Quốc hội. Thực chất, họ dùng việc phế truất ông Barnier và làm cho Chính phủ bị sụp đổ để nhằm vào đích danh Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron, để đẩy ông Macron vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và gia tăng áp lực buộc người này phải từ chức.
Kết cục này trên thực tế đã được lập trình sẵn và chính ông Macron đã tạo điều kiện và cơ hội cho phe cánh hữu và cánh tả chơi cuộc chơi mèo vờn chuột với phe cánh của ông Macron và chính phủ của ông Barnier. Ông Macron đã giải tán Quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn khi phe cánh của mình chiếm đa số yên ổn trong Quốc hội.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn là phe ông Macron mất đa số, phe cánh tả mạnh nhất nhưng cũng không chiếm đa số. Ông Macron không muốn để cho người của phe cánh tả đứng ra thành lập Chính phủ nên phải dựa cậy vào sự dung chấp của phe cánh hữu để ông Barnier được Quốc hội chấp nhận làm Thủ tướng.
Ngay từ đầu, Chính phủ của ông Barnier không thể tồn tại được lâu vì phe cánh hữu chơi cuộc chơi giơ lên thật cao để rồi ném xuống thật mạnh, qua đó gây tổn hại lớn như có thể được cho uy danh và vị thế quyền lực của cá nhân ông Macron. Hai phe hữu và tả trong Quốc hội cùng nhau chi phối cuộc chơi quyền lực với phe cánh của ông Macron mà ở đó phe ông Macron không có cơ hội thắng. Ông Barnier là bằng chứng đầu tiên. Những đề cử nhân sự tới đây của ông Macron cho cương vị Thủ tướng Pháp cũng sẽ gặp phải kết cục tương tự. Ông Macron tự sa vào tình thế khó khăn và khó xử, nước Pháp tiếp tục trong tình trạng bất an, bất ổn và bất định về chính trị và xã hội mà chưa biết đến khi nào mới hết được.
Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?
Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.
Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.
Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.
Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.
0