Chính phủ sẽ trình Quốc hội 6 luật tại kỳ họp thứ 4
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Ban hành kèm theo Nghị quyết này Bảng phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; dự kiến tiến độ Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) gồm: 1- Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); 2- Luật Đấu thầu (sửa đổi); 3- Luật Giá (sửa đổi); 4- Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); 5- Luật Hợp tác xã (sửa đổi); 6- Luật Phòng thủ dân sự.
Trình Quốc hội 5 luật, 1 nghị quyết tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023)
Các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) gồm: 1-Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); 2- Luật Nhà ở (sửa đổi); 3- Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); 4- Luật Viễn thông (sửa đổi); 5- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; 6- Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Ngoài ra, các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Về tiến độ dự kiến tại phiên họp tháng 8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các dự án: Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự. Tiếp đó, tại phiên họp tháng 9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các dự án: Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Trong đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 3/2023. Đồng thời, cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Trong phiên họp tháng 8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trước khi trình Quốc hội thông qua các dự án gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Tiếp đó, vào tháng 9/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 (nếu cần thiết) về một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6; tháng 12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trước khi trình Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi) (trong trường hợp chuẩn bị kịp).
Nghị quyết cũng yêu cầu, cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những biện pháp đã được Quốc hội quyết định trong Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc và định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết này./.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025 với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi thư, điện thăm hỏi tới lãnh đạo Trung Quốc về vụ động đất lớn xảy ra tại Tây Tạng.
0