Chợ hoa ngày Tết

Chơi hoa ngày Tết không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, được gìn giữ và phát huy qua bao đời. Với sự phong phú về chủng loại và giá cả , tùy từng sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể lựa chọn bất cứ loài hoa nào để trưng trong nhà dịp Tết đến Xuân sang. Và đến với chợ hoa, mỗi người không nhất thiết phải mua hoa mà là để dạo chơi, ngắm cảnh, cảm nhận hương vị Tết đến Xuân về.

Nhộn nhịp chợ hoa ngày Tết

Tết nguyên đán đang đến rất gần. Không khí Tết, sắc Xuân đã hiện hữu trên khắp các nẻo đường và trong mỗi căn nhà. Không khí những ngày cuối năm thật nhộp nhịp, tất bật phải không ạ? Tuy nhiên dù bận rộn đến đâu thì mọi người vẫn luôn dành thời gian chăm chút cho ngôi nhà của mình, làm đẹp cho tổ ấm bằng những bình hoa, cây cảnh.

Theo quan niệm của người xưa thì ngày Tết càng trưng nhiều hoa, cây cảnh rực rỡ sắc màu trong nhà sẽ càng mang đến nhiều điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới. Bởi vậy, ngày nay phong tục chơi hoa ngày Tết vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng phát triển. Mỗi khi Tết đến các loài hoa Xuân lại đua nhau khoe sắc trên khắp các nẻo đường và các chợ hoa từ Bắc vào Nam. Tại Thủ đô Hà Nội, cũng có rất nhiều chợ hoa phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan của người dân.

Chợ hoa Tết từ lâu đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Người dân đi chợ hoa Tết không chỉ để chọn một cành đào hay chậu quất mà còn là dịp để tìm những phút giây thư thái trong tâm hồn, hy vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc.

Chợ hoa Tết từ lâu đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Chợ hoa Vạn Phúc - một trong những chợ hoa lâu đời trên địa bàn Thủ đô, càng gần Tết, không khí tại khu chợ càng đông đúc, nhộn nhịp. Rất nhiều người dân đã đến tham quan, mua sắm hoa cũng như các loại cây cảnh về chơi trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Anh Ngọc Anh cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi chọn một chậu hoa lan. Các loại hoa lan hồ điệp có giá bán từ 100.000 - 250.000 đồng/cành, tùy theo cành hoa dài hay ngắn. Hoa đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã tạo sự hấp dẫn với khách hàng.

Nhiều loại hoa được vận chuyển từ Đà Lạt ra phục vụ nhu cầu chơi hoa trong ngày Tết của người dân Thủ đô

Nhiều loại hoa như: Hoa hồng, đồng tiền, cúc, phong lan... đều được vận chuyển từ Đà Lạt ra phục vụ nhu cầu chơi hoa trong ngày Tết của người dân Thủ đô. Ngoài hoa tươi, nhiều người lại lựa chọn cây cảnh chơi tết.

Vào dịp gần Tết, chợ hoa đêm Quảng Bá hoạt động gần như cả ngày, từ sáng đến tối muộn, và việc đi chợ hoa đêm Quảng Bá đã trở thành một nét văn hóa riêng của người Hà Nội mỗi khi Tết đến, Xuân về. Người đến mua hoa ở đây gồm nhiều thành phần, từ mua về cắm trong nhà đến chủ các tiệm hoa, người mua buôn, hay đơn giản là đến để thưởng ngoạn không khí chợ hoa đêm khiến không khí mua sắm sôi động suốt đêm.

Dù ngày hay đêm, những ngày cận Tết này, Hà Nội có nhiều chợ hoa xuân trải dài nhộn nhịp

Dù ngày hay đêm, những ngày cận Tết này, Hà Nội có nhiều chợ hoa xuân trải dài nhộn nhịp. Những khu chợ lưu giữ hương vị ngày Tết mà mỗi người dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội hay không đều muốn được trải nghiệm.

Chợ hoa Hàng Lược - điểm hẹn mang vị Tết xưa 

Chợ hoa Hàng Lược có lẽ là chợ phiên lâu đời nhất Hà Nội. Chợ đặc biệt bởi được họp ngay giữa lòng đường phố cổ, chủ yếu bán hoa đào, cây quất và chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào dịp cận Tết. Chợ hoa này tựa như một bảo tàng lưu kỷ niệm của người Hà Nội về thú thưởng lãm hoa giữa tiết xuân se lạnh và dường như không giống với bất kỳ chợ phiên nào khác.

Người Hà Nội đi chợ hoa thường ngắm nhiều hơn mua, đó như một thú chơi

Người Hà Nội đi chợ hoa thường ngắm nhiều hơn mua. Đó như một thú chơi. Thế nên, có lẽ chỉ có người Hà Nội mới nói "đi chơi chợ hoa" mà không phải là "đi chợ mua hoa" như nhiều nơi khác. Bất kỳ người Hà Nội gốc nào cũng có những ký ức tuổi thơ về chợ hoa Hàng Lược, lúc còn nhỏ theo bà, theo mẹ tung tăng nô đùa, xem và chơi chợ. Được đi chợ sắm đào quất chơi Tết cùng mẹ, cùng bà là cả một niềm vui sướng của những đưa trẻ mỗi dịp xuân về.

Hơn 100 năm qua, chợ hoa Hàng Lược vẫn luôn là điểm hẹn vị Tết xưa của người Hà Nội. Đây được coi là chợ hoa lâu đời nhất -  từ những năm đầu của thế kỷ XX. Đi chơi chợ hoa đã thành thú vui tao nhã của người dân trước khi đón giao thừa năm mới. Không phải đi chợ để mua hoa, đơn giản những người yêu không khí đông vui, rạo rực của đất trời ngày giáp Tết, bởi chợ hoa hàng lược chỉ họp vào một lần duy nhất trong năm.

Dù xưa hay nay, chợ hoa Hàng Lược vẫn là điểm hẹn văn hóa, nơi những người con xa xứ khi trở về lại muốn tìm về ký ức xưa. Chị Phương Thảo - Việt Kiều Thụy Điển cùng con gái đã chọn cách đón Xuân năm mới bằng một bộ ảnh áo dài, vừa mua sắm chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, truyền thống.

Dù xưa hay nay, chợ hoa Hàng Lược vẫn là điểm hẹn văn hóa, nơi những người con xa xứ khi trở về lại muốn tìm về ký ức xưa

Đào và quất nơi nào cũng có, chẳng cứ chợ Hàng Lược. Nhưng những người sống lâu năm trên phố cổ sành hoa như chị Hồng Hạnh năm nào vào dịp này cũng tới đây, tận tay chọn những cành đào ưng ý nhất.

Hàng năm, chợ hoa Hàng Lược mở cửa từ ngày 23 tháng chạp đến ngày 30 Tết, từ ngày 20 tháng chạp đến tận đêm giao thừa, hoạt động từ sáng sớm đến tận đêm,. , chợ bày bán những loại hoa tươi đẹp, cành đào, cây quất đẹp nhất Hà Nội, đến từ những làng hoa danh tiếng như Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá...

Hoa Tết truyền thống vẫn được ưa chuộng

Nhiều người cứ than thở rằng Tết nay đã chẳng còn cảm giác của Tết xưa, mà hình như sự khác biệt đó đến từ chính những thứ nhỏ nhặt mua về để bày biện trong nhà, từ những món đồ ăn sẵn không còn cái vị của sự kì công chuẩn bị. Mỗi năm, lại có một loại hoa mới, những kiểu cây mới khiến dân tình đảo điên, lùng sục mua về chơi Tết. Càng đắt, càng hiếm, người ta lại càng thích. Lâu lâu, chúng ta dần quên đi có những nét đẹp bình dị, đơn giản như thế này đã từng là "lọ hoa Tết" của rất nhiều nhà...

Người Hà Nội vốn yêu hoa. Từ những thập niên 50-60 của thế kỷ trước, những gia đình trung lưu ở Hà Nội đều có lọ hoa tươi trong phòng khách vào dịp lễ, Tết hay chủ nhật. Hoa được các bà, các cô nâng niu cắt tỉa rồi cắm vào lọ. Cắm hoa cũng phải có nghệ thuật, nên thường trong gia đình các cô con gái lớn hay đảm nhận công việc này.

Người Hà Nội vốn yêu hoa

Cách đây nhiều năm, Tết của người Hà Nội chỉ trọn vẹn khi có trong nhà bình hoa violet, thược dược. Và đến nay, rất nhiều người Hà Nội vẫn tìm mua những loại hoa truyền thống chơi tết, đó vừa là để trang trí, vừa là để ôn lại những kỉ niệm khó có thể nào quên về Tết xưa.

Những người sống qua thời bao cấp đều không thể quên được những bó hoa nhiều loại, đủ sắc màu cắm trong một chiếc lọ đơn giản, không cầu kỳ. Đó là sự kết hợp của hoa thược dược, violet, có nhà cho thêm vài bông lay-ơn, hoa hồng hay đồng tiền. Từ thời cha mẹ của bà Xuân Thanh, cho đến hiện nay, bà vẫn luôn chọn những loại hoa tết truyền thống ấy để trưng trong nhà dịp Tết. Với bà, nhìn thấy những bó thược dược đủ sắc màu là thấy Tết về. Nét đẹp bình dị nhưng thân thuộc của hoa đem lại không khí ấm áp, sum họp hơn nhiều các bó hoa ngoại nhập. Trước đây, các loại hoa thược dược, violet... được ưa chuộng vì giá rẻ, phù hợp với hoàn cảnh các gia đình thời đó còn nhiều khó khăn. Và các giống hoa khi đó cũng không đa dạng như bây giờ. Ở những chợ hoa bây giờ, hoa violet thường được bày bán ở những góc khiêm tốn hơn, giá cũng rẻ hơn so với các loài hoa khác. Tại chợ Thành Công, bà Thanh phải đi qua 5 hàng hoa, mới tìm được cửa hàng có bán hoa violet và thược dược. Mua một cành đào, hai bó hoa tươi, không khí xuân đã ngập tràn cả căn phòng.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thanh - quận Đống Đa chia sẻ: "Bông hoa thược dược nhiều màu sắc, mang lại cảm giác sung túc, may mắn. Người xưa có câu nhất lay ơn, nhì thược dược, để thấy được rằng nhiều người yêu thích. Bây giờ đa dạng nhiều loại hoa, có cả nhập khẩu, hoa từ nhiều vùng miền, nhưng mình vẫn thích các loài hoa truyền thống như violet, lay ơn, thược dược. Tôi vẫn nhớ ngày xưa được cha mẹ chở lên chợ hoa hàng lược bằng chiếc xe đạp thống nhất, không khí tươi vui rộn ràng".

Chơi hoa ngày Tết không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, được gìn giữ và phát huy qua bao đời. Với sự phong phú về chủng loại và giá cả , tùy từng sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể lựa chọn bất cứ loài hoa nào để trưng trong nhà dịp Tết đến Xuân sang. Và đến với chợ hoa, mỗi người không nhất thiết phải mua hoa mà là để dạo chơi, ngắm cảnh, cảm nhận hương vị Tết đến Xuân về.

Không thể phủ nhận rằng, chợ hoa Tết không chỉ là nơi giao thương mặt hàng, mà còn là điểm đến của những giá trị văn hóa và tình cảm quê hương. Chúng bám rễ sâu trong tâm hồn mỗi người mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ngày nay, dù công nghệ số phát triển với việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến, nhưng tinh thần của chợ hoa Tết  truyền thống vẫn giữ lại sức sống riêng.

Bởi vậy, người ta náo nức rủ nhau đi chợ Tết. Đi chợ Tết mua hoa, mua cây chỉ là một góc, điều quan trọng, nhiều người  đến chợ Tết để chơi và đắm mình vào không khí sắc Xuân đang tràn ngập phố phường với đủ sắc màu từ đào, mai, quất cho đến tram loài hoa khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, thực hiện trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa.

Quận Tây Hồ vừa tổ chức Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang quận giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng 10/5, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Công Thương Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, đồng thời, thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động thành phố.

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024 và công bố kết quả đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính năm 2023.

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.