Chợ Nủa, chợ phiên đậm chất đồng bằng Bắc Bộ xưa

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là một trong những chợ quê vẫn còn giữ được nét văn hóa xưa với những tập tục và các gian hàng bày bán sản vật đặc trưng của vùng thôn quê.

“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì chợ Nủa” là câu nói truyền tai về một phiên chợ đậm chất đồng bằng Bắc Bộ tới nay vẫn giữ được những nét độc đáo đặc trưng của chợ phiên truyền thống Hà Nội từ thế kỷ 11.

Chợ Nủa họp vào các ngày mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch. Phiên chợ thường bắt đầu từ tờ mờ sáng và kéo dài tới khoảng 1 giờ chiều. Người dân nơi đây ai cũng biết câu “gái 22, trai 27” - đó là hai phiên chợ cuối năm đặc sắc chỉ có ở chợ Nủa. Cả hai phiên chợ này, các mặt hàng được bày bán không khác nhau nhưng ngày 22 thì đông nữ. còn ngày 27 thì nam nhiều hơn.

Ngày 27 tháng Chạp tại phiên chợ Nủa thường dành riêng cho nam giới, họ tới đây mua sắm nông cụ

Chợ Nủa được họp trên một bãi đất trống, dựng lều quán đậm chất thôn quê. Chợ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân quanh huyện Thạch Thất. Các mặt hàng bày bán đa phần là những sản phẩm do bà con làm ra, như: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia; dao, kéo, cuốc, xẻng, kiềng; gà, lợn, chó; chiếu cói, chổi rơm…

Các mặt hàng bày bán tại chợ Nủa đa phần là những sản phẩm do bà con làm ra, như: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, chiếu cói, chổi rơm…

Ở những phiên cuối năm, chợ Nủa thường tấp nập người dân quanh vùng đến sắm tết. Các mặt hàng trong những phiên chợ này cũng đa dạng và phong phú hơn. Mỗi người mỗi sự lựa chọn: người mua trầu cau, người tìm tấm chiếu để trải, người tìm cuốn lịch mới, người chọn mua ống giang hay bó lạt, lá dong… và cả thú cưng cũng được đem ra chợ trao đổi trong những ngày cuối năm.

Không khí chợ Nủa sôi động nhất vào khoảng 8 giờ sáng. Đồ nông sản hái được ở vườn nhà… Chỉ cần mang ra ngõ là đã có người hỏi, thế nhưng người ta cứ thích chờ đến chợ phiên mới đi bán và người mua cũng vậy.

Điều đặc trưng tại các phiên chợ cuối năm không thể thiếu đó là những gánh hàng bán vôi.

Điều đặc trưng tại các phiên chợ cuối năm không thể thiếu đó là những gánh hàng bán vôi. Theo tục lệ trước đây, cứ vào dịp cuối năm là lúc nhiều người đi mua vôi về tôi, để quét lại nhà cửa, tránh xui xẻo trong năm mới. Ngày nay, tục lệ này còn ít người quan tâm, song ở phiên chợ Nủa dịp cuối năm không thể thiếu những gánh hàng bán vôi.

Hàng hóa, vật dụng cũ mới, đan xen nhưng hồn cốt của phiên chợ Nủa vẫn đậm nét của những chợ phiên vùng đồng bằng Bắc bộ xưa. Dù rằng ngày nay chợ có ở nhiều nơi nhưng không khí nô nức háo hức đi chợ Nủa cuối năm của người dân vẫn luôn còn đó và trở thành nét đẹp truyền thống của nhân dân Thạch Thất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.