Chờ 'sóng' cổ phiếu dệt may và bất động sản

Báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã hé lộ những tín hiệu tích cực, tạo niềm tin cho nhiều nhà đầu tư. Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng cho biết, sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, quyết liệt để thúc đẩy thị trường. Nhóm cổ phiếu dệt may và bất động sản đang được kỳ vọng.

Kết phiên 18/7, VN-Index tăng 5,78 điểm lên  đạt 1.274,44 điểm, tăng  nhẹ so với cuối năm trước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, giá trị giao dịch bình quân phiên trên  toàn thị trường đạt hơn 24,5 nghìn tỷ đồng/phiên.

Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 69,1% so với GDP năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8 triệu tài khoản vào cuối tháng 6/2024. Tuy nhiên, nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô không mấy tích cực đã khiến thị trường chưa thể vượt ngưỡng 1.300 điểm.

Chờ 'sóng' cổ phiếu dệt may và bất động sản

Ông Trương Hiền Phương, Giám Đốc Công ty Chứng khoán  KIS Việt Nam cho biết: ''Tỷ gia tăng, thị trường vàng sôi động, nhà nước phải có giải pháp can thiệp nên nhà đầu tư cũng có những thận trọng thêm vào đó FED e dè đẩy nhanh hạ lãi suất nên thị trường toàn câu cũng không có nhiều kỳ vọng.''

6 tháng cuối năm, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Nhiều doanh nghiệp may mặc cho biết đã có nửa đầu năm kinh doanh khởi sắc và có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2024.

Đơn cử như Công ty CP dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 năm 2024 của Công ty mẹ, doanh thu là gần 10,3 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phải từ quý 4 nhóm cổ phiếu BĐS mới có thể bứt phá.

Lợi nhuận sau thuế tháng 6 năm 2024 là hơn 1,1 triệu USD, tăng 624% so với cùng kỳ. Do đó, niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cổ trong nửa cuối năm

Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh CTCP Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''CPI tăng trưởng vượt bậc, cổ phiếu được kỳ vọng và tất cả các cổ phiếu của ngành đang chạy mạnh có độ nhạy rất lớn như ngành dệt may...''

Mục tiêu lớn nhất là nâng hạng thị trường càng sớm càng tốt

Riêng nhóm cổ phiếu bất động sản, đã chững lại khá lâu, cùng với đó là với áp lực đáo hạn trái phiếu ngày càng lớn vào cuối năm. Nếu đầu tư vào nhóm này, nhà đầu tư phải kiên định, vì phải từ quý 4 năm nay, nhóm cổ phiếu này mới có thể bứt phá.

Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh Ctcp Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''Nhóm BĐS sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh không mấy tươi sáng trong quý II, quý III cộng với đó là áp lực trái phiếu thì phải đến quý 4 nhóm này mới khởi sắc...''

Ủy ban CKNN cho biết tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng công nghệ, tái cấu trúc các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, với mục tiêu lớn nhất là nâng hạng thị trường càng sớm càng tốt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.