Chợ Tết ở chung cư, nét văn hóa mới thời hiện đại
Hà Nội hiện có cả trăm tòa chung cư với số lượng cư dân sinh sống đông đúc. Nhu cầu mua bán dịp này cũng tăng cao đột biến. Các bà nội trợ cuối năm bận rộn hoàn toàn có thể dành vài tiếng cuối tuần kết hợp dẫn con đi chơi ngay dưới sân chung cư, kết hợp mua sắm Tết nhanh gọn mà đủ đầy.
Điều đặc biệt nhất ở những phiên chợ Tết này đều do cộng đồng cư dân hoặc đại diện đứng ra tổ chức. Người mua, kẻ bán là cư dân của khu đô thị, chung cư, tòa nhà.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ 7h sáng, tại sảnh chung cư Thăng Long number One, công đoạn chuẩn bị cho chợ Tết đã rộn ràng, từ xe kéo chuyên dụng, đến bảng biển như ở khu chợ truyền thống đều rất sẵn sàng. Các mặt hàng bán tại chợ Tết ở đây cũng khá đa dạng, hầu hết là đặc sản vùng miền, đồ thời trang, đồ handmade.
Bà Trương Thị Hằng, một cư dân có nhiều năm bán hàng ở chung cư Thăng Long number One cho hay: bình thường gia đình bà vẫn bán hàng online trên facebook, zalo cá nhân và trên các group chợ cư dân… Mỗi khi có phiên chợ Tết, bà đều tham gia bán hàng tại hội chợ với các mặt hàng là đặc sản Điện Biên như: các loại gạo Điện Biên, măng, miến, mộc nhĩ, mật ong, thịt trâu, thịt lợn sấy… Khách hàng của bà đa phần là khách quen mua sinh sống ở tòa nhà.
Chợ Tết chung cư ở Hà Nội, thường sẽ đặc biệt hơn nhiều nơi khác. Vì Hà Nội là nơi người dân khắp nơi hội tụ đông đúc nhất, nên ẩm thực ở các chợ chung cư cũng rất phong phú với rất nhiều sản phẩm đặc sản vùng miền cũng góp mặt tại hội chợ cư dân.
Theo chị Nguyễn Hồng Vân, cư dân buôn bán ở chung cư Thăng Long number One, bên cạnh yếu tố kinh doanh, chợ Tết ở chung cư còn có ý nghĩa trên hết là tinh thần giao lưu, kết nối láng giềng, nâng cao tinh thần tình làng nghĩa xóm.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thúy Hoàn - một cư dân cho biết: "Chợ Tết ở khu này đã có truyền thống gần 10 năm nay, thu hút được sự ủng hộ của cư dân. Các mặt hàng Tết rất phong phú, đa dạng, quy tụ đặc sản của rất nhiều vùng miền trên cả nước. Người bán hàng đã quen mặt vì năm nào cũng tham gia nên người mua yên tâm.
Những món ăn ngày tết như: cá kho, thịt kho, thịt đông rất phù hợp với cái lạnh đặc trưng của Hà Nội; rau củ quả, đồ quê tươi rói… dù xuất hiện gần 10 năm nay và ai cũng đã quen thuộc cả, nhưng mọi người đều cảm thấy háo hức với những món hàng này khi được bày bán trong phiên chợ Tết ở chung cư.
Đi chợ Tết ở chung cư, người ta không chỉ mua đồ ăn Tết, chơi Tết, biếu Tết... đó còn là cơ hội gìn giữ những nét văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở chung cư trong dịp Tết...
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0