Cho thuê trọ phải thành lập doanh nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
Cho thuê trọ phải thành lập doanh nghiệp
Trở thành chủ doanh nghiệp là điều rất nhiều người mong muốn. Tuy vậy, hàng nghìn chủ nhà trọ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngay lúc này lại đang hết sức lo lắng khi bỗng dưng một ngày, họ có thể sẽ trở thành chủ doanh nghiệp.
Câu chuyện mới lạ này đang diễn ra không chỉ Hà Nội mà trên cả nước, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh, cho thuê bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
Việc phải thành lập doanh nghiệp tức là các chủ nhà trọ sẽ cần phải học và hiểu biết về nghiệp vụ kê khai, quyết toán thuế, hóa đơn điện tử... những khái niệm phải là người có chuyên môn mới xử lý được. Điều này khiến nhiều chủ nhà trọ cảm thấy băn khoăn.
Một chủ nhà trọ chia sẻ rằng, ông có 10 phòng trọ không khép kín để cho thuê, mỗi tháng doanh thu khoảng 10 triệu đồng. Khu nhà hiện nay do ông tự quản lý và quét dọn, còn xe cộ và tài sản trong nhà khách thuê tự giữ. Đến cuối tháng, khách thuê sẽ chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của ông. Mọi thứ rất đơn giản và thuận tiện.
Nếu phải lập doanh nghiệp, ông sẽ tốn thêm chi phí, đặc biệt là phải có kế toán để khai báo thuế, xuất hóa đơn… Những việc này ông không thể tự làm được, thuê người lại tốn kém, trong khi doanh thu thực tế cũng không được nhiều.
Điều 9, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định: tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Chỉ còn hai tuần nữa luật sẽ có hiệu lực, nhưng chưa có bất cứ văn bản cụ thể nào quy định định nghĩa về kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ. Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng cần có quy định cụ thể về quy mô, luật phải cụ thể thì người dân mới nắm được rõ và thực thi đúng luật.
Thực tế, việc thành lập doanh nghiệp rất dễ, nhưng để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn. Nếu ép người dân thành lập doanh nghiệp sẽ xảy ra tình huống bỏ không hoạt động, từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp rác, khó quản lý.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Công ty quản lý nhà Savista cho rằng: "Khi ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn nên hướng đến việc giao quyền cho địa phương quản lý bằng hình thức thuế khoán theo hộ kinh doanh gia đình, không nên ép phải thành lập doanh nghiệp. Luật quy định làm sao để người dân kê khai thuế dễ dàng, dễ thực hiện. Điều này vừa không thất thu thuế, vừa kiểm soát được đối tượng thuê, đảm bảo an ninh trật tự. Quan trọng nhất hiện nay là các khu nhà cho thuê phải đảm bảo phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, kết nối hạ tầng để đảm bảo phục vụ an toàn cho người đi thuê nhà."
Siết chặt quản lý hoạt động cho thuê trọ được cho là điều cần thiết và phải làm. Tuy nhiên, việc các chủ trọ nhỏ lẻ bỗng dưng phải trở thành chủ doanh nghiệp và phải tiếp cận với rất nhiều hoạt động chuyên môn về quản lý, điều hành doanh nghiệp và khai báo thuế có thể sẽ gây khó khăn.
Vậy nên, ngoài việc cần có quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng cần phải thành lập doanh nghiệp, khi ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn, các cơ quan có thể hướng đến việc giao quyền cho địa phương quản lý bằng hình thức thuế khoán theo hộ kinh doanh gia đình với các hộ cho thuê nhỏ lẻ.
Lễ hội Sen Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP
Lễ hội Sen Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 đã khép lại sau năm ngày tổ chức, từ ngày 12 đến 16/7. Lễ hội đã thu hút hơn 50.000 lượt khách, mở ra nhiều triển vọng cho việc xây dựng thương hiệu văn hóa, du lịch đặc trưng của Thủ đô.
Doanh thu của các đơn vị tham gia lễ hội và tổng giá trị hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết thu mua, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm từ sen, các loại trà đạt hơn 11 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán hàng trực tiếp trong những ngày diễn ra sự kiện khoảng trên 6 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng cho rằng, từ những thành công ban đầu, Lễ hội Sen Hà Nội có thể phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, trở thành điểm hẹn cho du khách vào mùa hè, góp phần gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế đến với Thủ đô.
Tuy nhiên, để lan tỏa giá trị của sen Hà Nội, cũng như để Lễ hội Sen trở thành điểm đến văn hóa, du lịch hằng năm cho du khách, quận Tây Hồ cần phải có chính sách liên kết các điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng thêm những hoạt động đặc sắc khi vào mùa sen như: giới thiệu ẩm thực với những món ngon về sen; các chương trình nghệ thuật gắn với mùa sen...
Theo ông Việt Đặng - Tổng đạo diễn chương trình khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội, tại Hà Nội, đã có những chương trình biểu diễn làm nên thương hiệu du lịch Thủ đô như chương trình Tinh hoa Bắc Bộ ở huyện Quốc Oai hay tour đêm tại đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm.
Quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay, quận cũng có không gian văn hóa sáng tạo diễn ra tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn để phát triển du lịch đêm. Với lợi thế về không gian, cảnh quan hiện có, quận Tây Hồ có thể xây dựng một chương trình nghệ thuật độc đáo được biểu diễn định kỳ để tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch đêm.
Trước sự kiện Lễ hội Sen Hà Nội, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã liên tục tổ chức các lễ hội đáng chú ý như: Festival Thu Hà Nội, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội và Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội.
Các sự kiện với nhiều hoạt động văn hoá thú vị kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã thu hút khoảng 160.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. Việc tạo ra các sự kiện, lễ hội mang lại nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch, người dân Thủ đô cũng như tăng sức hút thương hiệu du lịch địa phương.
Du lịch lễ hội sự kiện đang được xem là dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao và cũng là xu hướng du lịch được nhiều nước trên thế giới tập trung phát triển, trong đó có Việt Nam. Sở hữu lợi thế về cơ sở hạ tầng lưu trú, giao thông, dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực, Hà Nội được xem là thành phố có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này.
Với mục tiêu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội đang phát huy tiềm năng, lợi thế thông qua loạt sự kiện, lễ hội gắn liền với thương hiệu Thủ đô. Những sự kiện độc đáo, mang đậm nét văn hóa đang giúp hình ảnh Thủ đô tới gần hơn với du khách.
- Hà Nội phải là lá cờ đầu trong chuyển đổi số | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sổ hồng cho chung cư mini cần điều kiện ra sao? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội giới hạn độ sâu sử dụng không gian ngầm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Lễ hội Sen - Định vị thương hiệu văn hóa, du lịch Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thảm họa làm đẹp khi đặt niềm tin nhầm chỗ | Hà Nội tin mỗi chiều
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
Nếu một ngày, tắc đường không còn nữa, thay vào đó là những dòng xe di chuyển êm đềm, nhịp nhàng, không có khói bụi ô nhiễm thì quả là “đáng mơ ước”.
Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?
Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?
0