Chợ tiền tỷ bỏ hoang, cỏ mọc um tùm | Hà Nội tin mỗi chiều
Chợ Xuân Phương, thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm được đầu tư xây dựng từ năm 2016 với số vốn đầu tư gần 18 tỷ đồng. Mặc dù nằm vị trí đắc địa giữa ngã tư, gần các trường học, sát mặt tuyến đường đôi nối khu đô thị Xuân Phương đến Quốc lộ 32 nhưng gần 10 năm qua, chợ vẫn chỉ là một khu nhà nằm giữa bãi cỏ hoang rậm rạp, cao quá đầu người.
Nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều khu vực đang được xây dựng dang dở trong khuôn viên chợ cũng không có người trông coi. Không những vậy, khu nhà điều hành, khu chợ chính đã được hoàn thiện cũng trở thành nơi ở của một số công nhân xây dựng.
Người dân, tiểu thương không có địa điểm giao thương còn chợ cóc thì ngang nhiên tồn tại. Hàng ngày chị Trương Thị Hòa (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) phải mua thực phẩm ở một chợ cóc gần đó. Đã rất nhiều lần chị Hòa và những người dân nơi đây kiến nghị lên chính quyền các cấp nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết khiến họ chỉ biết chờ đợi.
Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Quản lý dự án số 1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm cho biết đầu năm 2018, chợ Xuân Phương đã được thi công cơ bản xong phần mặt bằng đã được bàn giao. Tuy nhiên, công trình vẫn còn vướng mắc phần mặt bằng chưa được giải phóng với hạng mục chợ ngoài trời có mái che, chợ ngoài trời không có mái che, nhà bảo vệ và khu vực tường rào khu vực phía Tây.
Đến tháng 11/2022, tuy mặt bằng đã được giải phóng nhưng chưa thể hoàn thiện do gặp nhiều khó khăn trong triển khai thi công. Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm đang đôn đốc nhà thầu thi công, triển khai sửa chữa, bảo trì các khu vực hư hỏng, xây dựng hoàn thiện phía ngoài trời. Dự kiến chợ Xuân Phương được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Chợ Xuân Phương không phải là chợ duy nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình trạng treo, bỏ hoang. Ngay trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, chợ dân sinh tại phường Tây Mỗ được đầu tư với nguồn vốn hơn 22 tỷ đồng đang bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Cùng chung cảnh ngộ, chợ Phú Đô được xây dựng, hoàn thành năm 2017 xây xong cũng đang bị bỏ không.
Bà Ngô Thị Lợi, tiểu thương tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm cho biết bản thân rất bức xúc khi được hứa hẹn chỉ sang chợ tạm 7 tháng, nhưng đến nay đã 6 năm vẫn không được trở về địa điểm cũ buôn bán. Chợ tạm nằm sâu trong ngõ nên không thu hút khách, khiến việc kinh doanh của các tiểu thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Hồng, người dân Tây Mỗ cho biết, khu chợ xây lên không nhận được sự đồng tình của người dân. Địa điểm xây xa trung tâm, chật chội, nhiều người không muốn đến giao thương vì ngược đường. Xây dựng như vậy gây lãng phí tiền của của Nhà nước. Nhiều năm nay nơi đây trở thành nơi tụ tập của tệ nạn xã hội, rất nguy hiểm.
Số lượng các tiểu thương đến với chợ cóc ngày một nhiều do nhu cầu mua bán của người dân. Trong khi đó, chợ hàng chục tỷ đồng thành bãi cỏ hoang.
Theo chuyên gia quy hoạch đô thị, Hà Nội hiện nay có nhiều chợ dân sinh vừa xây xong đã bị bỏ hoang, việc bỏ số tiền lớn xây dựng chợ dân sinh rồi bỏ hoang như vậy là lãng phí tài sản của Nhà nước. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương, nhưng bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan khác như hệ thống siêu thị tiện lợi có mặt khắp nơi, mua bán online khiến phương thức mua sắm của người dân cũng thay đổi so với trước.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, chúng ta phải nhìn nhận cơ chế quản lý và phương thức kinh doanh, thành phố đã đề cập đến. Chợ mà không phát huy được hiệu quả là do nhiều nguyên nhân, xây dựng chợ phải xem xét các yếu tố giao thông và dân cư. Có một số họ thấy chính sách chưa thích hợp nên không vào chợ nên bán ở dọc đường nên cơ chế chưa phù hợp nên chợ hoang hóa, một số chợ xây mới để đón phân bố dân cư mới nhưng không hợp lý.
Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch xây mới 48 chợ, cải tạo 57 chợ.
Xây chợ mới là cần thiết, nếu như đó là nhu cầu cấp thiết phát triển giao thương buôn bán. Trước khi xây chợ, phải tính toán, khảo sát kỹ, để không có thêm những cái chợ như chợ Xuân Phương.
- Năm học tới Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây thành trường chuyên | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đất Thanh Oai: 100 triệu đồng/m2? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Phở Hà Nội thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia | Hà Nội tin mỗi chiều
- Ngập lụt có nguy cơ tái diễn tại Hà Nội trong những ngày tới | Hà Nội tin mỗi chiều
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.
Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.
Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".
Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua sáng - xanh - sạch - đẹp của TP. Hà Nội. Nhiều giải pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu này, trong đó đáng chú ý có vài chi tiết như: 100% các hộ gia đình không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; 100% không đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thực hiện giảm việc đốt vàng mã.
0