Chớm đông ăn bánh chưng rán

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Hà Nội bắt đầu đón những đợt gió se lạnh lúc sáng sớm và chiều muộn. Đây cũng là thời điểm để người ta chậm lại, tận hưởng tiết trời dễ chịu và cùng nhau tìm đến thức quà ấm nóng. Và những chiếc bánh chưng rán trên mâm là thức quà tuổi thơ được yêu thích hơn cả khi Hà Nội chớm đông.

Vợ chồng chị Loan anh Cường bán bánh chưng mâm dạo đã nhiều năm. Sáng nào cũng vậy, xe bánh chưng lại được đẩy đến phố Hàng Khoai để phục vụ thực khách qua lại thưởng thức. Để có hàng bán, anh chị phải chuẩn bị từ 3 giờ sáng. Anh Cường (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, vì bán cho người lao động nên giá cả cũng phải hợp lý, ưu tiên "ngon-bổ-rẻ", do đó mà quán của anh chị được nhiều người ủng hộ.

"Ngày xưa mọi người chỉ ăn bánh chưng với dưa góp và xì dầu thôi, còn giờ mọi người ăn 'full topping' như thịt nướng, xúc xích, lạp xưởng,.. Mùa đông thì khách đến đông hơn, khách văn phòng cũng rất đông", chị Loan chia sẻ.

Người Hà Nội đã quá quen với hình ảnh những chiếc xe đẩy chở mâm bánh chưng dầu sôi reo tí tách, rong ruổi khắp phố phường. Món ăn ấy buộc mọi người phải dừng xe lại mua cho mình một chiếc bánh vàng ruộm giòn tan.

Bà Bùi Thị Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Mình chỉ thích bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp, những thức bánh của dân tộc, ăn buổi sáng nhẹ nhàng, đơn giản, nhất là mùa se lạnh. Những chiếc bánh chưng nóng hổi, vàng ruộm và rất hấp dẫn".

Ngõ chợ Thanh Hà là bếp ăn quà của những người Hà Nội với đủ những món ăn ngon. Tuy nhiên, bánh chưng rán mâm bà Bình nhiều năm qua vẫn là chốn thân quen của mọi người vào buổi bụng đói. Bà cho biết đã bán hàng được 40 năm.

Khách của bà Bình rải rác từ 12 giờ trưa cho đến 6 giờ chiều, đông nhất là khoảng thời gian mọi người tìm đến bữa xế. Vậy nên cứ lúc rảnh tay, bà Bình lại chao bánh qua dầu để chuẩn bị cho giờ đông nhất. Bà Ngọc sống trong khu chợ này và yêu thích món bánh chưng rán mâm với mỡ gà đặc biệt. Một tuần đôi ba lần, bà Ngọc lại tìm đến quán bánh của bà Bình. "Tôi thường xuyên ăn bánh chưng của bà Bình, ngồi gần mâm rán của bà Bình, nghe tiếng mỡ xèo xèo và nhìn tận nơi là mỡ gà tôi rất thích", bà Ngọc thích thú chia sẻ.

Dù ăn xong chiếc bánh chưng rán mâm chắc cũng chẳng thể dành bụng cho những món ăn vặt khác, tuy nhiên đây vẫn là thực quà nhiều người mê mẩn vì không khí và cảm xúc nó mang lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.