Chớm đông, những món ăn 'nghĩ là thèm' tại Hà Nội

Hà Nội đang trong những ngày đông se lạnh, khi đi ngang qua nhiều con phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp khung cảnh nhiều quán ăn vặt vỉa hè trở nên đông đúc, tấp nập hơn những ngày thường. Nhìn từng nhóm thực khách quây quần, say sưa, hồ hởi thưởng thức những món ăn đang bốc khói chúng ta khó có thể cầm lòng mà không ghé vào để nhấm nháp, nhâm nhi những món đặc sản quen thuộc nhưng chỉ riêng có của mùa đông Hà Thành. Kiểu thời tiết như thế này, chính là thời điểm mà các món ăn vặt nóng hổi lên ngôi, chiếm trọn tình cảm của các tín đồ ẩm thực. Vì vậy còn chần chứ gì nữa mà không thưởng thức ngay những món ăn bình dị và mang đâm phong vị độc đáo của Hà Nội.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Cháo sườn

Khu phố cổ là nơi tập trung nhiều món ăn vặt nhất, phục vụ cho thói quen sành ăn của người Hà Nội. Quán cháo sườn cô Lợi nằm trên phố Hàng Điếu là điểm đến đầu tiên! Cháo thì mùa nào cũng có, tuy nhiên thưởng thức một bát cháo sườn nóng hổi vào thời điểm trời bắt đầu trở lạnh có thể nói là khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Nhiều người bảo, khởi phát của những nồi cháo sườn đầu tiên được bán ở Hà Nội là để dành cho trẻ con, cái tuổi vừa mới mọc răng. Gạo được xay mịn, thịt băm nhuyễn, được ninh cho đến mức nhừ nhuyễn ra thì đương nhiên phải dành cho trẻ con, thế nhưng cháo sườn bây giờ trở thành món ăn ai nấy đều thích.

Cháo sườn không dành cho lối ăn kiểu cách như nhà hàng với bàn ghế đàng hoàng và khi ăn nước uống chỉnh tề. Thường những hàng cháo sườn nổi tiếng nhất đều nằm ở những con phố nhỏ ở Hà Nội. Những chiếc ghế nhựa được kê ra, vừa làm ghế vừa làm bàn. Chỉ đơn giản thế thôi mà nhiều gia đình mấy chục năm sống với nghề. Có thể thấy dù quán mở bán trên vỉa hè không gian không được rộng rãi nhưng quán này vẫn tấp nập người tới. Thật ra, cái ngon của cháo sườn một phần cũng nằm ở không gian khi thưởng thức bát cháo. Vừa ngồi thưởng thức món quà chiều của Hà Nội vừa ngồi ngắm đường phố nhộn nhịp. Món quà chiều này không hề đắt, chỉ 30k/bát đầy đủ.

Bánh chuối, bánh khoai

Mùa này là lúc các loại bánh rán chiếm thế thượng phong, món ăn này đã gắn liền với thanh xuân của biết bao nhiêu thế hệ, lại còn đáp ứng đủ tiêu chí ngon – bổ – rẻ. Bánh rán khá to, được chiên khéo léo nên vàng ươm, vỏ ngoài giòn tan, bên trong mềm. Chuối thì thơm, ngọt, được ép ra, còn bánh khoai được thái lát mỏng, cũng có một miếng chuối nhỏ để lên. Khoai cũng được chọn kĩ lượng, chín đều, bùi bùi, không bị sượng. Ngoài ra bánh khoai còn được rắc lên chút vừng rất thơm. Giá một chiếc bánh ở đây là 12k/chiếc, có thể nhỉnh hơn so với các chỗ khác nhưng rất xứng đáng với chất lượng.

Nem nướng - Mía nướng - Ngô nướng

Tại một quán nem chua nướng có địa chỉ trên phố Hàng Cót, với những ai đam mê đồ ăn vặt chắc hẳn không còn xa lạ gì với quán này. Ở đây có đa dạng các món như nem chua nướng, cá bò cá chỉ vàng và một món đặc sản chỉ bán vào mùa đông – mía nướng. Mía được nướng lên ngọt, nhiều nước hơn, mùi khói khói, thơm hơn. Ngô luộc ở đây cũng rất dẻo và thơm, không gian vỉa hè rộng rãi, thoải mái, hợp với đi vào thời tiết này vì mùa hè ngồi nơi đây sẽ khá là nóng.

Nem nướng - Hàng Cót
Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều món ăn hấp dẫn của Hà Nội thôi. Nếu có dịp đến với Hà Nội đừng quên dạo một vòng quanh phố phường, tìm đôi ba hàng quán thưởng thức những món ăn ngon có thể bạn sẽ thấy một Hà Nội rất thân quen.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.